Ta có các tỷ lệ sau được tính toán:
Bảng 2.14. Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
_Tỷ trọng TSCĐ/ Tổng tài sản (%) 17.86 41.04 23.18
_Tỷ lệ doanh thu/TSCĐ (lần) 16.73 12.832 (3.898)
_Tỷ lệ lợi nhuận/TSCĐ (%) 51.82 29.3 (22.52)
_Tỷ lệ vốn tự có/TSCĐ (lần) 3.1 1.91 (1.19)
Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ _ Tỷ trọng TSCĐ/ Tổng tài sản: cho biết trong năm nghiên cứu trong tổng số tài sản của Công ty thì 100 đồng tài sản có bao nhiêu đồng vốn cố định. Đây cũng chính là tỷ lệ cố định của Công ty trong năm đó.
Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn trong năm 2008 cứ 100 đồng tài sản thì có 17.86 đồng tài sản cố định, trong năm 2009 thì số đồng vốn cố định trong 100 đồng tài sản tăng hơn so với năm 2008 là 41.04 đồng. Nguyên nhân do trong năm 2009 Công ty đầu tư tăng mới một số tài sản cố định.
_ Tỷ lệ doanh thu/Tài sản cố định: cho biết trong năm nghiên cứu, một đồng tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy hiệu suất hoạt động của đồng vốn cố định của công ty càng có hiệu quả.
Trong năm 2008 , cứ một đồng vốn cố định của Công ty tạo ra được 16.73 đồng doanh thu. Năm 2009, mức độ hoạt động của đông vốn cố định giảm đi trong năm này chỉ tạo ra 12.832 đồng doanh thu giảm 3.989 đồng, nguyên nhân là do năm 2009 Công ty tăng tài sản cố định nên giá trị tài sản cố định tăng lên. Ta thấy rằng:
+ Theo mức tài sản cố định năm 2008, thì trong năm 2009 một đồng vốn cố định sẽ tạo ra 89,676,731,849 : 2,797,746,531 = 32.05 đồng tăng 19.218 đồng
+ Tài sản cố định tăng nên làm giảm tỷ lệ DT/TSCĐ: 19.218 – 3.989 = 15.229 đồng
_ Tỷ lệ lợi nhuận/TSCĐ: Tỷ số này cho biết trong năm nghiên cứu, một dồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng cho công ty. Tỷ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là tích cực.
Tại công ty trong năm 2008 cứ 100 đồng vốn cố định tạo ra 51.82 đồng lợi nhuận. Nhưng năm 2009 tỷ lệ này giảm 22.52 đồng tức 100 đồng vốn cố định tạo ra được 29.3 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân sự tăng của tài sản cố định cao hơn sự tăng của lợi nhuận.
_ Tỷ số vốn tự có/TSCĐ: Tỷ lệ này cho thấy khả năng tự tài trợ cho tài sản cố định của công ty là bao nhiêu. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 cho thấy công ty đã tự tài trợ cho tài sản cố định của mình. Tỷ số này phụ thuộc vào tỷ số nợ mà một công ty sử dụng và trong tổng nợ đó, nợ dài hạn chiếm bao nhiêu. Theo quy tắc sử dụng vốn thì một đơn vị có thể tự tài trợ cho các loại tài sảncủa mình bằng nguồn vốn dài hạn mà thôi..
Hiện tại, tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dich Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, tỷ số nợ ngắn hạn của Công ty hai năm 2008 – 2009 đều nhỏ hơn 50% và nợ dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhưng tỷ số tự tài trợ của Công ty hai năm đều lớn hơn 1 cụ thể:
Năm 2008: 3.1 lần Năm 2009: 1.91 lần
Cho thấy Công ty tự tài trợ cho tài sản cố định bằng nguồn vốn tự có của Công ty.
Nhận xét chung về việc quản lý và sử dụng vốn cố địng của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn. Từ các phân tích trên cho thấy:
_ Tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản năm 2008 thấp là do đặc trưng của ngành sản xuất thương mại. Điều này cho thấy vốn sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu tồn tại dưới dạng tài sản lưu động. Do năm 2009 Công ty đầu tư mới tài sản cố định nên tỷ trọng năm 2009 cao.
_ Nhìn chung thì công tác quản lý vốn cố định tại Công ty là khá chặt chẽ, hầu hết tài sản của Công ty đều được đưa vào sử dụng không để lãng phí. Công ty cũng kịp thời thanh lý và nhượng bán những tài sản cố định đã cũ kỹ hoặc do không có nhu cầu sử dụng, điều này giúp giải phóng đồng vốn và nhanh chóng đưa đồng vốn vào lưu thông tạo lợi nhuận cho Công ty.
_ Do đầu tư mới nhiều vào tài sản cố định nên vốn lưu động của Công ty giảm đi, gây khó khăn cho tình hình tài chính của Công ty, không đủ vốn để xoay vòng.
2.3.2. Vốn lưu động:
2.3.2.1. Tình hình vốn lưu động:
Đối với một đơn vị hoạt động thương mại thì vốn lưu động là rất quan trọng. Việc quản lý tốt vôn lưu động không những giúp cho đơn vị tự chủ được vốn sản xuất kinh doanh mà còn đem lại lợi nhuận cho đơn vị với chi phí tiết kiệm nhất. Bên cạnh đó còn giúp đơn vị nắm bắt được những cơ hội kinh doanh kịp thời.
Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng năm thì vấn đề hàng đầu của công tác tài chính của Công ty.
Trước hết chúng ta xem xét tình hình vốn lưu động của Công ty: Vốn lưu động = Tài sản lưu động
Vốn lưu động = Tổng TS – TSCĐ và ĐTDH = Tổng NV – TSCĐ và ĐTDH Với: Tổng NV = Nợ NH + ( Nợ DH + VCSH) = Nợ NH + NVDH Ta có: Vốn lưu động = ( Nợ NH + NVDH ) – TSCĐ và ĐTDH (1)
Ngoài ra còn có chỉ tiêu : VLĐ thuần VLĐ thuần = VLĐ – Nợ NH
= Tổng NV – TSCĐ và ĐTDH
= Nợ NH + NVDH – TSCĐ và ĐTDH – Nợ NH = NVDH – TSCĐ và ĐTDH
Hay: VLĐ – Nợ NH = NVDH – TSCĐ và ĐTDH (2)
Với tình hình thực tiễn tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn trong hai năm 2008 – 2009 ta có các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ lệ
Vốn lưu
động 12,866,030,997 10,041,091,826 -2,824,939,171 (21.96)
Vốn lưu
động thuần 6,290,058,219 6,680,114,948 390,056,729 6.2
Qua bảng trên cho thấy mức độ gia tăng của vốn lưu động năm 2009 thấp hơn so với năm 2008, nhưng vốn lưu động thuần năm 2009 lại cao hơn năm 2008. Điều này cho thấy năm 2009 quy mô hoạt động nhỏ so với năm 2008 (mức độ sử dụng nợ
năm 2009 thấp hơn so với năm 2008). Vốn lưu động thuần tăng qua các năm chứng tỏ công ty đã sử dụng một phần nguồn dài hạn ( lợi nhuận giữ lại và nợ dài hạn) để tài trợ cho tài sản lưu động.
Nhận xét: Do nợ dài hạn của Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn có thời hạn trả dưới một năm nên để giữ nguyên hoạt động hàng năm thì Công ty đã phải đối phó với tình trạng thiếu vốn lưu động. Công ty luôn phải đối phó với tình trạng nợ đến hạn phải trả mà không biết trước được sẽ chiếm dụng được thêm trong tương lai, nên vốn lưu động luôn bấp bênh phụ thuộc, Công ty không thể chủ động được đồng vốn. Vốn lưu động hàng năm sẽ phụ thuộc vào nợ chiếm dụng được và vay ngắn hạn ngân hàng.