Tình hình vốn sản xuất kinh doanh:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SX – DV –XNK RAU QUẢ SÀI GÒN (Trang 28 - 34)

•Phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty: Trích bảng cân đối kế toán:

Từ phụ lục 01 đến phụ lục 03: Bảng cân đối kế toán năm 2008 Từ phụ lục 04 đến phụ lục 06: Bảng cân đối kế toán năm 2009 Phân tích tổng quát bảng cân đối kế toán

+ Tỷ số thanh toán: Đây là các tỷ số đánh giá khả năng thanh toán nợ của công ty. Tỷ số này càng cao cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty càng đảm bảo.

_ Tỷ số thanh toán hiện thời (Rc):

Tài sản lưu động Rc =

Tổng nợ ngắn hạn _ Tỷ số thanh toán nhanh (Rq):

TSLĐ – Tồn kho Rq =

Tổng nợ ngắn hạn

Tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn Năm 2008: 12.866.030.997 Rc = = 1,96 6.575.972.778 12.866.030.997 – 177.060.034 Rq = = 1,93 6.575.972.778

Ta thấy năm 2008 mặc dù cả hai tỷ số này đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có đủ khả năng trả được nợ ngay cả trả nợ tức thời. Nhưng cả hai tỷ số này đều thấp cho thấy công ty dễ bị áp lực nợ hơn, nhất là trong trường hợp thanh toán nhanh:

Năm 2009: 10.041.091.826 Rc = = 2,99 3.360.976.878 10.041.091.826 – 492.505.970 Rq = = 2,8 3.360.976.878

Trong năm 2009 cả hai tỷ số này đều tăng cao, nguyên nhân là do năm 2009 Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ nên Công ty đã giảm tiền vay ngân hàng xuống, đồng thời hàng tồn kho tăng gấp 178,157% so với năm 2008. Với hai tỷ số đều tăng cao giúp cho Công ty giảm áp lực nợ.

+ Tỷ số cơ cấu vốn:

_ Tỷ số nợ: Phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ của Công ty. Hay cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của Công ty.

Cách tính:

Tổng nợ

Rd = x 100% Tổng tài sản

6.990.353.290 Rd = x 100% = 44,6% 15.663.777.528 Năm 2009: 3.694.842.343 Rd = x 100% = 21,696% 17.029.789.299

Qua hai tỷ số cho thấy trong hai năm 2008 – 2009 Công ty đều sử dụng tỷ số nợ thấp hơn 50%, tỷ số nợ năm 2009 giảm đi một nửa so với năm 2008 nguyên nhân là do tổng nợ cũng giảm đi một nửa. Điều này cho thấy Công ty tài trợ cho tài sản của mình chủ yếu bằng nguồn vốn tự có.

+ Các tỷ số khác:

_ Tỷ lệ dự trữ tiền mặt: Tỷ lệ này cho thấy mức dự trữ tiền mặt so với tổng tài sản lưu động của công ty, nó nói lên trong 100 đồng tài sản lưu động thì có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền. Tổng vốn bằng tiền TLtm = x 100% Tổng tài sản lưu động Năm 2008: 246.661.267 TLtm = x 100% = 1,91% 12.866.030.997 Năm 2009: 669.330.575 TLtm = x 100% = 6,67% 10.041.091.826

Cho thấy mức dự trữ vốn bằng tiền năm 2009 tăng lên do doanh thu thực hiện tăng. _ Tỷ trọng tài sản lưu động: Là tỷ số so sánh giữa tổng tài sản lưu động và tổng tài sản. Cho biết trong 100 đồng tài sản của công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Tỷ số này thường cao đối với các đơn vị hoạt động thương mại. Tỷ số này cũng cho thấy hàm lượng đồng vốn linh hoạt của đơn vị, bởi vì vốn lưu động là đồng vốn trực tiếp tham gia vào việc tạo lợi nhuận cho đơn vị đó.

Tình hình chung của vốn lưu động tại Công ty thông qua tỷ số này như sau: Năm 2008:

12.866.030.997 Tỷ trọng TSLĐ = x 100% = 82,14% 15.663.777.528 Năm 2009: 10.041.091.826 Tỷ trọng TSLĐ = x 100% = 58,96% 17.029.789.299

Ta thấy năm 2009 tỷ trọng tài sản lưu động giảm so với năm 2008, tức quy mô vốn tham gia tạo lợi nhuận cho Công ty giảm. Tỷ trọng tài sản lưu động giảm thì cũng có nghĩa là tỷ trọng tài sản cố định tăng thêm: năm 2008 là 17,86% tăng lên 41,04% trong năm 2009. Tuy nhiên sự tăng giảm này chưa thực sự là tốt hay xấu cần phân tích thêm mới có thể kết luận được.

Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính:

Bảng 2.1.Tổng hợp các tỷ số tài chính

I/Tỷ số thanh toán (lần) Năm 2008 Năm 2009

1/Tỷ số thanh toán hiện thời (Rc) 1.9565 2.987

2/Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) 1.929 2.841

II/Tỷ số cơ cấu vốn (%)

1/Tỷ số nợ (Rd) 44.6 21.69

III/Các tỷ số khác

1/Tỷ lệ dự trữ tiền mặt (%) 1.91 6.67

2/Tỷ trọng tài TSCĐ (%) 82.14 58.96

3/Tỷ trọng TSLĐ (%) 17.86 41.04

Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ

•Kết cấu vốn:

Trước hết là phân tích tổng quan tình hình tăng giảm tài sản và nguồn vốn của Công ty qua hai năm 2008 – 2009

Phân tích biến động tài sản qua số liệu báo cáo tài chính

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta phân tích sự biến động của tài sản qua các năm như sau:

Bảng 2.2.Biến động tổng tài sản năm 2008

Chỉ tiêu Đầu kỳ 2008 Cuối kỳ 2008 Chênh lệch Tốc độ Vốn bằng tiền 561,659,999 246,661,267 (314,998,732) (56.1) Các khoản đầu tư NH 3,619,638,128 3,249,252,128 (370,386,000) (10.2) Khoản phải thu 9,078,683,926 9,138,408,299 (59,724,373) 0.7 Tồn kho 273,128,737 177,060,034 (96,068,703) (35.2) Tài sản lưu động khác 844,631,936 54,649,269 (789,982,667) (93.5)

Tài sản cố định thuần và ĐTDH 1,340,022,909 2,797,746,531 1,457,723,622 108.8 Tổng tài sản 15,717,765,635 15,663,777,528 (53,988,107) (0.3) Nợ phải trả _Nợ ngắn hạn 10,148,895,232 6,575,972,778 (3,572,922,454) (35.2) _Nợ dài hạn 498,531,182 414,380,512 ()84,150,670 (16.9) Tổng nợ phải trả 10,647,426,414 6,990,353,290 (3,657,073,124) (34.3) Vốn tự có _Vốn chủ sở hữu 4,992,792,467 8,670,285,169 3,677,492,702 73.7 _Các quỹ 77,546,754 3,139,069 (74,407,685) (96) Tổng vốn tự có 5,070,339,221 8,673,424,238 3,603,085,017 (71) Tổng nguồn vốn 15,717,765,635 15,663,777,528 (53,988,107) (0.3)

Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy, tốc độ giảm của tài sản nói chung là (0.3), trong đó tài sản lưu động giảm 10.5% chủ yếu là giảm tài sản lưu động khác, tồn kho, tiền còn các khoản phải thu tăng không đáng kể 0.7%. trong khi đó thì tài sản cố định thuần và ĐTDH tăng cao 108.8%. Điều này cho thấy trong năm 2008 Công ty sử dụng vốn đầu tư vào vào các loại tài sản cố định.

Về nguồn tài trợ năm 2008, Công ty đều giảm tài trợ nằng nợ phải trả nhưng lại tăng đầu tư vào vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.3.Biến động tổng tài sản năm 2009

Chỉ tiêu Đầu kỳ 2009 Cuối kỳ 2009 Chênh lệch

Tốc độ năm 2009 Vốn bằng tiền 246,661,267 669,330,575 422,669,308 171.4% Các khoản đầu tư NH 3,249,252,128 2,040,768,578 -1,208,483,550 -37.2% Khoản phải thu 9,138,408,299 6,467,728,445 -2,670,679,854 -29.2% Tồn kho 177,060,034 492,505,970 315,445,936 178.2% Tài sản lưu động khác 54,649,269 370,758,258 316,108,989 578.4% Tổng tài sản lưu động 12,866,030,997 10,041,091,826 -2,824,939,171 -22.0% Tài sản cố định thuần và ĐTDH 2,797,746,531 6,988,697,473 4,190,950,942 149.8% Tổng tài sản 15,663,777,528 17,029,789,299 1,366,011,771 8.7% Nợ phải trả _Nợ ngắn hạn 6,575,972,778 3,360,976,878 -3,214,995,900 -48.9% _Nợ dài hạn 414,380,512 333,865,465 -80,515,047 -19.4% Tổng nợ phải trả 6,990,353,290 3,694,842,343 -3,295,510,947 -47.1% Vốn tự có _Vốn chủ sở hữu 8,670,285,169 13,309,429,857 4,639,144,688 53.5%

_Các quỹ 3,139,069 25,517,099 22,378,030 712.9%

Tổng vốn tự có 8,673,424,238 13,334,946,956 4,661,522,718 53.7% Tổng nguồn vốn 15,663,777,528 17,029,789,299 1,366,011,771 8.7%

Nguồn: Phòng kế toán - Tài vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy:

Trong năm 2009 tài sản của Công ty tăng nhanh hơn năm 2008, với tốc độ tăng là 8.7%. Trong năm này Công ty chủ yếu gia tăng đầu tư cho tài sản cố định (tăng 149.8%), và vốn bằng tiền (171.4%), tồn kho (178.2%), và tài sản lưu động khác (578.4%). Mặc dù vậy tốc độ tăng của tài sản lưu động năm 2009 vẫn thấp hơn so với năm 2008 là 22%.

Như vậy trong năm 2009 Công ty đã gia tăng tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn tự có.

•Nguồn tài trợ chủ yếu:

Xem xét tỷ lệ tài trợ của các loại vốn cho tài sản qua các năm

Bảng 2.4. Bảng phân tích:

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng/Tổng TS (%) Số tiền Tỷ Trọng/Tổng TS (%) Nợ ngắn hạn 6,575,972,778 41.98% 3,360,976,878 19.74% _Vay ngắn hạn 2,088,415,280 13.33% 0 0.00% _Nợ phải trả ngắn hạn 4,487,557,498 28.65% 3,360,976,878 19.74% Nợ dài hạn 414,380,512 2.65% 333,865,465 1.96% Vốn tự có 8,673,424,238 55.37% 13,334,946,956 78.30% Tổng tài sản 15,663,777,528 100.00% 17,029,789,299 100.00%

Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ Qua bảng phân tích cho thấy:

_ Trong năm 2008, Công ty sử dụng 41.98% nợ phải trả tài trợ cho tài sản của mình. Vốn tự có chiếm tỷ trọng tài trợ 55.37%.

_ Năm 2009 do chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ mà tài trợ bằng nợ phải trả giảm đi đáng kể và chiếm tỷ trọng rất nhỏ 19.74%, trong khi tỷ trọng tài trợ bằng vốn tự có chiếm tỷ lệ cao là 78.3%.

Trong khi đó, biến động tài sản theo hướng gia tăng so với năm trước, ta có bảng phân tích mức biến động của tổng tài sản trong quan hệ so sánh với sự gia tăng của nguồn tài trợ, TSLĐ biến động âm cho thấy Công ty đã tài trợ cho tài sản bằng vốn tự có:

Mức chênh lệch so với năm trước

Năm 2008 so với năm 2007 Năm 2009 so với năm 2008 Tài sản lưu động -1,511,711,729 -2,824,939,171 Tài sản cố định 1,457,723,622 4,190,950,942

Tổng gia tăng tài sản -53,988,107 1,366,011,771

Nợ phải trả -3,657,073,124 -3,295,510,947

_Nợ ngắn hạn -3,572,922,454 -3,214,995,900

_Nợ dài hạn -84,150,670 -80,515,047

Vốn tự có 3,603,085,017 4,661,522,718

Tổng gia tăng nguồn vốn -53,988,107 1,366,011,771

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Qua bảng trên cho thấy Công ty tài trợ vốn cho TSCĐ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu.

Nhận xét chung:

Tài sản của Công ty năm 2008 biến động giảm nhưng không đáng kể, đến năm 2009 tài sản biến động gia tăng, trong đó chủ yếu gia tăng tài sản cố định, còn tài sản lưu động lại có biến động giảm.

Để tài trợ cho gia tăng của tài sản cố định Công ty đã tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SX – DV –XNK RAU QUẢ SÀI GÒN (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w