Kết hợp hài hòa đầu tư chiều sâu và đầu tư chiều rộng trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu (Trang 50 - 53)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp

6.Kết hợp hài hòa đầu tư chiều sâu và đầu tư chiều rộng trong doanh nghiệp

này rất quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất công nghiệp từ chế tạo cơ khí đến lắp ráp điện tử, máy tính, ô tô, xe gắn máy, gia công hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác than, dầu khí. Ngoài ra cần tăng tỷ lệ nội địa hóa để tận dụng nguồn nhân lực và tiềm năng sẵn có trong nước, giảm giá thành đầu vào, giảm giá thành sản phẩm

6. Kết hợp hài hòa đầu tư chiều sâu và đầu tư chiều rộng trong doanh nghiệp nghiệp

Để đạt được mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu chiến lược, mục tiêu rõ ràng, cụ thể để có một cơ cấu đầu tư chiều rộng và chiều sâu hợp lý để thích ứng với sự biến động của thị trường

Trước hết, doanh nghiệp nên lập các chiến lược đầu tư (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) rõ ràng, cụ thể để đảm bảo tính nhất quán của đầu tư trong hiện tại và tương lai tương ứng với mục tiêu của donah nghiệp, đồng thời giúp cho doanh nghiệp linh hoạt hơn thích ứng với những biến động của thị trường. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải hết sức nhạy bén bới sự thay đổi và xu hướng của thị trường để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xác định được thời điểm nào thì đầu tư chiều rộng, đầu tư chiều sâu, hay kết hợp cả hai hình thức đầu tư.

Mặt khác, xác định chính xác chu kỳ sống của sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định được nên đầu tư chiều rộng hay đầu tư chiều sâu phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường

Doanh nghiệp cần cân nhắc khi tiến hành đầu tư, để đảm bảo sự đồng bộ giữa các yếu tố sản xuất, phát huy ưu điểm của hai hình thức đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu.

Thực trạng công nghệ ở nước ta hiện nay còn rất lạc hậu mà một phần quan trọng là do sự yếu kém của khâu điều hành. Thế nên, đổi mới công nghệ cần phải gắn với trách nhiệm người điều hành. Nếu không, dù đổi mới nhiều lần, công nghệ vẫn lạc hậu, sản xuất vẫn đình trệ, khó khăn lại đổ lên đầu Nhà nước.

Doanh nghiệp vẫn cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp, bởi đó chính là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Ngoài ra các doanh nghiệp cần gắn liền hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp mình với các mục tiêu phát triển của đất nước và nhu cầu của thị trừơng để từ đó có cơ cấu đầu tư hợp lý, đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải đổi mới cơ chế hành chính, hạn chế tối đa những thủ tục rườm rà trong khâu đầu tư, tạo lập được môi trường kinh doanh đầu tư thật sự thuận lợi cho chính các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bởi cơ chế, chính sách có tốt mấy mà không đến được với cộng đồng doanh nghiệp thì cũng chẳng có tác dụng gì.

Đồng thời chúng ta phải biết nguồn vốn nào nên đầu tư cho lĩnh vực nào thì hiệu quả: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ, y tế và trợ giúp vùng khó khăn. Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dành ưu tiên cho việc xây dựng các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng có thu hồi vốn và hỗ trợ đầu tư một số dự án quan trọng thiết yếu của nền kinh tế. Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hướng vào nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vốn của khu vực dân doanh được khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và việc làm.

Hoạt động đầu tư chiều rộng hay chiều sâu cũng phải gắn liền với thực trạng nước nhà. Nước ta đang trong giai đoạn CNH-HĐH, việc xác định ngành công nghiệp mũi nhọn là hết sức quan trọng, thế nhưng có phải đầu tư vào ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao là tốt? Ông Ronal Klause, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã nhận xét rằng: “Cần phát triển

ngành công nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh.Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP một cách đáng khâm phục. Trong đó, công nghiệp (có cả yếu tố nước ngoài) đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải hiện nay là nên phát triển nền công nghiệp theo chiều hướng nào để đạt hiệu quả và sức cạnh tranh cao nhất? Quan điểm của tôi cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần phải đầu tư công nghiệp theo chiều sâu, tránh tình trạng đầu tư theo chiều rộng (dàn trải) như hiện nay. Trước đó, cần đặc biệt tập trung vào ngành công nghiệp chế biến (chế biến nông, thuỷ sản và chế biến nguồn khoáng sản) để mang lại giá trị gia tăng cao. Đây chính là nền công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh nhất của Việt Nam. Còn nếu cứ nói phát triển công nghiệp hàm lượng chất xám cao thì khó có thể bắt kịp các nước phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc.”

Trong bối cảnh Việt Nam mới ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Trong đó cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư sẽ nhiều hơn, thế nhưng cơ hội không tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Và ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết định nhất.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu (Trang 50 - 53)