Quan điểm và phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu (Trang 39 - 44)

đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp

1. Một số quan điểm cơ bản đối với hoạt động đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp. tư chiều sâu trong doanh nghiệp.

a) Quan điểm hỗ trợ và tạo điều kiện tiền đề đối với hoạt động đầu tư chiều rộng và chiều sâu trong doanh nghiệp: chiều rộng và chiều sâu trong doanh nghiệp:

Trước hết đó là quan điểm và thái độ đúng đắn của nhà nước đối với vị trí, vai trò và sự phát triển của các doanh nghiệp trong quá trình CNH-HĐH.

Ở nước ta hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa có khả năng đáp ứng nhu cầu nhanh nhạy với các nhu cầu đa dạng và phong phú của nền kinh tế thị trường, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của đất nước. Nhưng nhìn chung các doanh nghiệp chậm phát triển, năng lực sản xuất không cao, năng suất lao động thấp, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu. Từ đó, quan điểm chung đối với các doanh nghiệp là cần tạo ra một số điều kiện tiền đề và những công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp này ổn định lại sản xuất, thực hiện đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực cho mỗi doanh nghiệp và nền kinh tế xã hội

Điều kiện ổn định về chính trị xã hội, nhất quán trong chính sách đổi mới và phát triển kinh tế, để các nhà đầu tư dù đó là doanh nghiệp lớn hay vừa và nhỏ, trong nước, ngoài nước hay nhân dân đều an tâm đầu tư cũng như bảo đảm hiệu quả của quá trình đầu tư.

Những công cụ hỗ trợ là:

- Chính sách động viên khuyến khích đầu tư, đầu tư chiều sâu trong các doanh nghiệp.

- Chính sách tạo nguồn, thu hút nguồn vốn đầu tư, đầu tư chiều sâu trong các doanh nghiệp

- Chính sách và các giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ

Hỗ trợ về thông tin, đào tạo tay nghề công nhân và lập quản lý các dự án đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất

b) Quan điểm kết hợp hài hòa giữa các lợi ích kinh tế trong qúa trình đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp

Đây là quan điểm bao trùm đối với hoạt động đầu tư. Mọi dự án đầu tư trước hết phải xem xét, đánh giá, lựa chọn sao cho vừa đem lại hiệu quả kinh tế tài chính cho chủ đầu tư, vùa đem lại hiệu quả KT-XH cho cộng đồng. Mục tiêu của hoạt động đầu tư được xem xét từ hai góc độ: tầm quản lý vĩ mô và vi mô. Đạt được các mục tiêu này sẽ phải góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển ở tầm vĩ mô xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế, của xã hội hoặc của địa phương, của ngành

Chẳng hạn, mục tiêu cụ thể, trước mắt của hoạt động đầu tư đối với mỗi doanh nghiệp là nhằm giảm chi phí sản xuất, tận dụng triệt để năng lực sản xuất hiện có, sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu… (nhằm mục tiêu cuối cùng là ổn định và gia tăng lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp). Thực hiện các mục tiêu cụ thể này sẽ cần phải đóng góp vào thực hiện mục tiêu phát triển của địa phương (phát triển KT-XH của địa phương) hoặc của ngành (thực hiện chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của ngành). Đó là điều mà các cấp quản lý của địa phương hoặc của ngành phải xem xét nếu hoạt động đầu tư này chịu sự quản lý của địa phương hoặc của ngành.

Các chủ đầu tư cần phải nhận thức sâu sắc rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường, lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp tạo ra sức sáng tạo, ý chí và quyết tâm giúp chủ đầu tư thực hiện được các mục tiêu đầu tư đã đề ra.

• Hiệu quả KT-TC mà dự án tạo ra phải tương xứng với kiệu quả KT-XH: góp phần giảm chỉ tiêu tỷ suất vốn đầu tư, tăng mức đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, không gây ô nhiễm môi trường

• Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cạnh tranh và hợp tác giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, bình đẳng cùng tồn tại và phát triển • Không ngừng cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần đối với người lao

động, đặc biệt là cải thiện môi trường làm việc trong doanh nghiệp.

c) Quan điểm xây dựng có hệ thống đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong các doanh nghiệp cao hiệu quả đầu tư trong các doanh nghiệp

Hiệu quả đầu tư là kết quả tổng hợp của các biện pháp nhằm đạt được những mục tiêu đã định trước. Vì vậy cần có quan điểm hệ thống đồng bộ trong khi đề xuất những chính sách, giải pháp nhằm hướng các hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp phù hợp với chính sách đầu tư, quy hoạch đầu tư phát triển của từng vùng, ngành và nền kinh tế, tránh tình trạng lộn xộn thiếu kỉ cương, không kiểm soát được gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích quốc gia.

d) Quan điểm tiên tiến.

Đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu nhất thiết phải mang lại những hiệu quả thiết thực. Theo quan điểm này, những biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp phải đảm bảo đạt được những yêu cầu sau:

• Thay thế, đổi mới thiết bị và công nghệ trong dây chuyền sản xuất phải tiên tiến hơn, mức độ hiện đại hóa cao hơn, có khả năng tiết kiệm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. • Đa dạng hóa trình độ công nghệ ngay trong mỗi doanh nghiệp, kết hợp

thiết bị hiện có, tranh thủ đi ngày vào kỹ thuật, công nghệ hiện đại ở một số khâu có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

• Kết hợp chuyên môn hóa với đa dạng hóa sản xuất kinh doanh tổng hợp • Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả KT-XH đối với các dự

án đầu tư, giúp các chủ đầu tư có những phương tiện tiên tiến, hiện đại trong phát triển và xây dựng hiệu quả đầu tư. Từ đó có thể ra những quyết định đầu tư chuẩn xác.

• Phù hợp với khả năng và cơ cấu vốn đầu tư có thể huy động và sử dụng của quốc gia, mỗi doanh nghiệp và nhân dân.

Những quyết định trên phải được tôn trọng và quán triệt trong một chủ thể thống nhất trong khi đề ra phương hướng và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong các doanh nghiệp khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.

2. Phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp sâu trong doanh nghiệp

a) Lựa chọn lĩnh vực đầu tư phù hợp với định hướng tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp lại các doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp nhà nước: tổ chức, sắp xếp lại theo hướng giảm số lượng nhưng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế, là công cụ quan trọng để định hướng XHCN. Hướng các DNNN vào chiếm lĩnh các mặt hàng, ngành hàng quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đó là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Những ngành đáp ứng nhu cầu công cộng của xã hội (làm đường, cấp thoát nước, sản xuất vũ khí đạn dược…)

• Những ngành cần sự kiểm tra, kiểm soát của nhà nước (in ấn, xuất bản, sản xuất thuốc tân dược…)

• Những ngành sản xuất tư kiệu sản xuất (cơ khí, chế tạo, điện, sản phẩm phục vụ nông nghiệp…)

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: khuyến khích phát triển và hướng vào sản xuất những mặt hàng phục vụ nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cần thông kê, rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện có và thẩm tra kỹ lưỡng trước khi cho phép thành lập một doanh nghiệp mới nhằm loại bỏ những doanh nghiệp “hữu danh vô thực” lợi dụng tư cách pháp nhân và con dấu của doanh nghiệp được thừa nhận theo luật định để lừa đảo, tham ô, sản xuất hàng giả, buôn lậu, trốn thuế. Tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra khi cấp vốn và cho vay vốn đầu tư.

Trong giai đoạn mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, thị trường quốc tế và khu vứ sẽ có mối quan hệ mật thiết với thị trường trong nước. Do vậy, những biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư chiều sâu hướng vào xuất khẩu sẽ tạo sự giao lưu vật tư hàng hóa thiết bị, công nghệ vơi các nước trong khu vực và trên thế giới thúc đẩy trở lại đối với đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu và sản xuất trong nước.

Nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu theo hướng đa dạng hóa trình độ công nghệ, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại căn cứ vào phương hướng tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp trên địa bàn.

Cải tạo và phát triển các doanh nghiệp có kỹ thuật công nghệ hiện đại, thích hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, là phương hướng tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp trong cả nước

Tóm lại phương hướng tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp trong cả nước theo hướng CNH HĐH sẽ tạo ra những mảnh đất màu mỡ để hoạt động đầu tư chiều sâu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đạt được những mục tiêu KT-XH đã được đặt ra. Vì vậy phương hướng đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư chiểu rộng và đầu tư chiều sâu phải gắn với phương hướng tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp trên địa bàn

b) Nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong các doanh nghiệp theo hướng triệt để khai thác các nguồn lực xã hội và doanh nghiệp theo hướng triệt để khai thác các nguồn lực xã hội và nguồn vốn đầu tư.

Cùng với công tác sắp xếp lại doanh nghiệp tạo môi trường cho đầu tư thì công tác tạo nguồn và huy động vốn là tiền đề vật chất để đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu tiến hành thuận lợi như mong muốn

Đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp đòi hỏi lượng vốn lớn (tốc độ tăng vốn lớn hơn tốc độ tăng lao động). Chính vì vậy, phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp là huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư. Trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng (không chỉ giải quyết vấn đề nguồn vốn mà còn bao gồm cả lợi ích về chuyển giao công nghệ, về đào tạo tay nghề và mở mang thị trường).

Đối với nguồn vốn trong nước (gồm có vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn của dân). Hướng tạo nguồn này là thực hành chính sách triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cải thiện điều kiện sống của nhân dân vàd bằng cả hệ thống chính sách khuyến khích, một dư luận xã hội lành mạnh và các thể chế bắt buộc tiết kiệm chi tiêu ngân sách và trong toàn xã hội

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu (Trang 39 - 44)