Phân tích tình hình bố trí kết cấu tài sản 1 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức (Trang 54 - 61)

III TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 859,703 1,109,883 1,432,980 ( Nguồn dữ liệu: Báo cáo thường niên của công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức)

2. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán:

2.1. Phân tích tình hình bố trí kết cấu tài sản 1 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

2.1.1. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Khi phân tích kết cấu tài sản ta cần chú ý đến tỉ suất đầu tư. Tỉ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản, là tỉ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh.

Tỷ suất đầu tư: phản ánh tình hình về vốn cho việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm và trang bị tài sản cố định, đầu tư tài chính như mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động sản…

Công thức xác định tỷ suất đầu tư :

Tỷ suất đầu tư =

TSTSDH TSDH

228,314 503,899 503,899 729,460 859,703 1,432,980 1,109,883 26.56% 50.91% 45.40% 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 N?m 2006 N?m 2007 N?m 2008 Triệu đồng 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% TSDH Tổng TS Tỷ suất tự tài trợ

Bảng 4 : Bảng phân tích tỷ suất đầu tư

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch2006- 2007 2007-2008 TSDH 228,314 503,899 729,460 275,585 225,561 Tổng tài sản 859,703 1,109,883 1,432,980 250,180 323,097 Tỷ suất đầu tư 26.56% 45.40% 50.91% 18.84% 5.50%

( Nguồn dữ liệu: Báo cáo thường niên của công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức)

Giai đoạn 2006-2007: Năm 2006 tỷ suất đầu tư là 26,56% đến năm 2007 tỷ suất đầu tư tổng quát là 45.4% tăng 18.84% so với 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 công ty đầu tư mạnh vào đĩa ốc: Trung tâm thương mại và nhà ở An Phú, Q.2 dự án liên doanh CANTAVIL , khu đô thụ mới Bình Chiểu, cụm chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, xây dựng chung cư ThuDuc House- Trường Thọ, dự án La Sapinette góp vốn thành lập công ty con, công ty liên doanh: góp vốn tăng vốn điều lệ công ty CP Đầu Tư & Xây Dựng 135, Ngân hàngTMCP Phát Triển Nhà THÀNH Phố(HDB), ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), công ty CP đầu tư Phước Long, công ty CP XNK Thừa Thiên Huế ngoài ra công ty còn nhận thầu xây lắp, đầu tư vào sản xuất công nghiệp.

Giai đoạn 2007- 2008 các tỷ suất đầu tư lại tiếp tục tăng với tỷ suất đầu tư tổng quát là 50.91% tăng 5.50%so với 2007. Nguyên nhân của sự gia tăng này do trong năm 2008 công ty đã tăn vốn điều lệ từ 170 tỷ đồng lên 252.2 tỷ đồng; Công ty đăng ký mua vào cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ như sau: Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức: 1,177,366 cổ phần, công ty TNHH Xây Dựng Phong Đức: 138,385 cổ phần. Đặc biệt trong quý 04 năm 2008, với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, trong năm 2008 Thuduc House đã thành lập Chi nhánh Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức và 02 Sàn Giao Dịch Bất Động Sản Thuduc House tại 74 Phạm Ngọc Thạch Phường 06, Quận 03, TP.HCM và 6B Đinh Bộ Lĩnh, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Hoạt động của Chi nhánh và các Sàn Giao Dịch Bất Động Sản mới khai trương đã đi vào hoạt động ổn định. Ngoài ra, Thuduc House cũng tiếp tục góp vốn cùng Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập

khẩu Thủ Đức thành lập mới Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Song Đức với chức năng chủ yếu là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm-dịch vụ liên quan. Vốn điều lệ ban đầu của Công ty là 36 tỷ đồng, trong đó Thuduc House chiếm 51%/vốn.

Nhìn chung trong ba năm vừa qua tỷ suất đầu tư tăng mạnh cho thấy công ty đầu tư nhiều vào việc, mua sắm và trang bị tài sản cố định, đầu tư tài chính như mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động sản… đều này chứng tỏ công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

2.1.2. Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản

Bảng 5:Bảng phân tích tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2006-2007Chênh lệch2007-2008 TSLĐ & ĐTNH 631,389 605,984 703,520 -4.02% 16.10% Tổng tài sản 859,703 1,109,883 1,432,980 29.10% 29.11% Tỷ lệ 73.44% 54.60% 49.09% -18.84% -5.51%

( Nguồn dữ liệu: Báo cáo thường niên của công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức)

BIỂU ĐỒ 8: Biểu đồ tỉ lệ TSLĐ & ĐTNH

Tỷ trọng TSLĐ TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn và đầu tư ngắn =

Từ bảng và biểu đồ ta thấy tỷ trọng của TSLĐ và ĐTNH có xu hướng giảm dần qua các năm.

 Năm 2006: TSLĐ và ĐTNH chiếm 73.44% trong tổng tài sản chủ yếu trong đó là hàng tồn kho (398,648 triệu đồng) tăng 116% so với năm trước và các khoản phải thu ngắn hạn (90,399 triệu đồng). Nguyên nhân đây là năm đầu của kế hoạch phát triể 05 năm (2006-2010) mà Đại hội đồng cổ đông ThuDuc House đã giao trọng trách cho Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới. Trong năm công ty đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng, thu hút khách hàng tìm đối tác để mở rộng quan hệ kinh doanh, mở rộng năng lực kinh doanh, vì vậy công ty đã tăng đáng kể hàng tồn kho và các khoản phải thu, làm lượng TSLĐ & ĐTNH tăng một cách đột biến.

 Năm 2007: TSLĐ và ĐTNH chiếm 54.6% trong tổng tài sản giảm 18.84% so với năm 2006 nguyên nhân là do trong năm 2007 công ty giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ 75,399 triệu đồng xuống còn 14,464 triệu đồng (năm 2007), giảm tiền và các khoản tương đương tiền từ 59,078 triệu đồng (năm 2006) xuống 13,994 triệu đồng (năm 2007) và chú trọng đầu tư vào tài sản dài hạn tăng từ 228,314 triệu đồng (năm 2006) lên 503,899 triệu

631,389 605,984 703,520 859,703 1,109,883 1,432,980 73.44% 54.60% 49.09% 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% TSLĐ & ĐTNH Tổng tài sản Tỉ lệ

đồng (năm 2007)

 Qua năm 2008 TSLĐ và ĐTNH lại tiếp tục giảm từ 54.6% (năm 2007) xuống 49.09% (năm 2008) do trong năm 2008 công ty đầu tư mạnh vào tài sản dài hạn đều đó đã tạo nên sự cán bằng hơn giữa TSNH với TSDH so vơi năm 2006. Mặt khác tốc độ tăng của tổng tài sản (29.11%) nhanh hơn tốc độ tăng của TSLĐ & DTNH (16.1%) nên tỷ trọng TSLĐ & DTNH giảm.

 Như vậy nhìn chung qua 3 năm, công ty đã chuyển một phần tổng số tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thành tài sản cố định và đầu tư dài hạn, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng

TSLĐ & DTNH do đó trong các năm tới công ty cần tiếp tục đề ra các biện pháp hữu hiệu để giảm bớt lượng hàng tồn kho, nhanh chóng thu hồi nợ.

2.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn

Trong phân tích kết cấu nguồn vốn ta cũng đặc biệt chú ý đến tỉ suất tự tài trợ (còn gọi là tỉ suất vốn chủ sở hữu). Chỉ số này sẽ cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.Công thức tỷ suất tự tài trợ:

Bảng 6:Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2006-2007 2007- 2008 Nguồn vốn CSH 551,778 771,332 1,021,293 39.79% 32.41% Tổng nguồn vốn 859,703 1,109,883 1,432,980 29.10% 29.11% Tỷ suất tự tài trợ 64.18% 69.5% 71.3% 5.32% 1.77%

( Nguồn dữ liệu: Báo cáo thường niên của công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức) Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ = X 100%

BIỂU ĐỒ 9: Biểu đồ tỷ suất tự tài trợ

Nhìn vào bảng phân tích và biểu đồ tỷ suất tự tài trợ ta thấy, trong năm 2007 tỷ suất tự tài trợ tăng 5.32% do nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn đều tăng nhưng nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhiều hơn 39.79% so với 29.1% của tổng nguồn vốn.Nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong năm 2007 chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng, thăng dư vốn cổ phần tăng.

 Sang năm 2008 tiếp tục tăng nhưng tỉ lệ thấp hơn so với năm 2007 chỉ tăng 1.77%, nguyên nhân của sự gia tăng này là do nguồn vốn chủ sở hữu(32.41%) tăng với tỉ lệ cao hơn so với sự gia tăng của tổng nguồn vốn(29.11%). Vốn chủ sở hữu tăng là do trong kì công ty đã hoàn thành việc phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 170 tỷ đồng lên 230 tỷ đồng thu được 179.5 tỷ đồng bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Tổng nguồn vốn tăng lên bên cạnh việc tăng của nguồn vốn chủ sở hữu thì trong năm 2008 nợ phải trả là 411,688 triệu đồng tăng 21.6% so với đầu năm, trong đó tăng chủ yếu là

551,778 771,332 1,021,293 859,703 1,109,883 1,432,980 64.18% 69.50% 71.30% 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng 60% 62% 64% 66% 68% 70% 72%

khoản mục người mua trả tiền trước 123,255 triệu đồng, thuế và các khoản phải trả nhà nước 39,050 triệu đồng.

Tóm lại tỷ suất tự tài trợ trong ba năm vừa qua của công ty đều tăng chứng tỏ công ty có thể chủ động về nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w