CÔNG TY Cổ PHầN VậT LIệU XÂY DựNG VVMI 3.1 ĐịNH HƯớNG CHIếN LƯợC CủA DOANH NGHIệP:

Một phần của tài liệu Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng (Trang 52 - 53)

C Sửa chữa thưỡng

CÔNG TY Cổ PHầN VậT LIệU XÂY DựNG VVMI 3.1 ĐịNH HƯớNG CHIếN LƯợC CủA DOANH NGHIệP:

3.1. ĐịNH HƯớNG CHIếN LƯợC CủA DOANH NGHIệP:

Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - VVMI được thành lập trên cơ sở dự án của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc sử dụng than Na Dương (than Na Dương là loại than nhiệt lượng thấp, độc hại do có hàm lượng lưu huỳnh cao, không dùng được trong sinh hoạt). Hiện nay nhu cầu sử dụng đá của Nhà máy nhiệt điện Na Dương theo công suất thiết kế là: 200.000 tấn/năm; trong thời gian từ nay đến năm 2010 dự kiến nhà máy nhiệt điện Na Dương sẽ đầu tư mở rộng, xây dựng thêm 2 tổ hợp lò như hiện nay nên nhu cầu sử dụng đá sẽ tăng gấp đôi (400.000 tấn/năm). Như vậy sản lượng chính sản xuất đã có địa chỉ tiêu thụ ổn định, thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển của Công ty.

Nhu cầu xây dựng các cơ sở công nghiệp, giao thông và đầu tư xây dựng đô thị tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang trong giai đoạn được tập trung đầu tư và phát triển; sản phẩm đá của Công ty có cơ sở tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường.

Doanh nghiệp là công ty cổ phần hoạt động độc lập theo Luật doanh nghiệp nên việc đầu tư trang thiết bị, tổ chức sản xuất kinh doanh hoàn toàn mang tính chất chủ động, linh hoạt.

Cơ sở vật chất của đơn vị đang trong giai đoạn ổn định và có hướng phát triển tích cực nhằm chuẩn bị cho việc mở rộng quy mô khai thác trong thời gian tới.

Lực lượng lao động: Cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật đã thích ứng với nhiệm vụ của một đơn vị chuyên ngành; có kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ khai thác, chế biến đá.

Từ những cơ sở tiềm năng trên và đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ sản phẩm được đảm bảo, nên trong tương lai từ năm 2010 quy mô sản xuất của Công ty sẽ được mở rộng và phát triển; công suất khai thác và chế biến đá sẽ tăng bằng 1,5 lần so với công suất hiện nay.

3.2. giải PHáp 1: cảI tiến kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn3.2.1. Mục tiêu của giải pháp: 3.2.1. Mục tiêu của giải pháp:

Giảm chi phí nhiên liệu; giảm chi phí động lực; giảm chi phí nhân công; giảm chi phí khấu hao TSCĐ. Thực hiện các mục tiêu trên thông qua:

Giảm khối lượng xúc chuyển tải, tăng năng xuất máy xúc khi xúc chuyển tải và tăng hệ số phá đá của lỗ khoan ệ105.

3.2.2. Căn cứ thực hiện của giải pháp:

Qua phân tích giá thành tổng sản lượng, giá thành đơn vị sản phẩm, yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu, yếu tố chi phí nhân công và yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ trong các mục 2.5, 2.6 và 2.7 nhận thấy:

Yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu, yếu tố chi phí nhân công và yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành tổng sản lượng của Công ty (chỉ sau tỷ trọng của yếu tố chi phí thuê ngoài), tỷ lệ lần lượt theo số liệu thực tế năm 2007 là 14,86%; 16,73% và 7,65%. Cũng theo những phân tích trong các mục trên, mức tăng giảm chi phí của các yếu tố trên là không tương xứng với sự thay đổi sản lượng của Công ty. Do vậy, căn cứ vào đó có thể thiết kế các biện pháp giảm thiểu các yếu tố chi phí đó nhằm hạ giá thành sản phẩm của Công ty.

Thông qua khảo sát thực trạng việc tổ chức khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty. Khảo sát kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn đang áp dụng tại Công ty; đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống khai thác đó thấy rằng: việc sử dụng kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn của Công ty là chưa hợp lý. Qua đó, kết hợp với cơ sở lý thuyết của kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn để cải tiến kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn cho Công ty.

3.2.3. Nội dung của giải pháp:

Một phần của tài liệu Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w