3.Giải pháp về phía chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

III. Nguyên nhân gây ra lãng phí, thất thoát trong đầu tư.

3.Giải pháp về phía chủ đầu tư.

3.1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:

Đổi mới DNNN là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhắm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh mới hiệu quả, nhưng nó thay đổi cơ bản về tổ chức chỉ đạo, biện pháp hoạt động và cả nếp nghĩ, phong cách lao động. Đặc trưng của cổ phần hóa DNNN là chuyển một phần hoặc toàn bộ DNNN sang công ty cổ phần. Sự chuyển đổi kế thừa có chọn lọc, tạo ra cơ chế mới, một tổ chức sản xuất kinh doanh có trách nhiệm hơn. Nhà nước bớt gánh nặng do thua lỗ, quyền lợi của người lao động được cải thiện. Như trước đây các Doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu Nhà nước nên khi Nhà nước lơ là, sơ hở, thiếu quan tâm trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra thì các DN tìm mọi cách để bớt xén, khiến cho các DN hoạt động kém hiệu quả, lụi bại dần và Nhà nước là đơn vị phải gánh chịu. Cổ phần hóa các DNNN góp phần nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của DN, bởi lẽ đây là DN của mình, có phần đóng góp trong đó, tự điều hành quản lý ra sao để DN làm ăn có hiệu quả, tự chịu trách nhiệm đối

khi đầu tư xây dựng phải chọn phương án nào có chi phí thấp nhất nhưng đem lại lợi ích cao nhất có thể. Khi tham gia vào thì trường chứng khoán, lĩnh vực xây dựng cơ bản, nơi lâu nay vẫn thừa năng lực lao động và thiết bị kỹ thuật thi công nhưng thiếu vốn sẽ có thể thông qua thị trường chứng khoán tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là đối với các công trình xây dựng lớn cần huy động nhiều vốn đầu tư.

3.2. Vốn đầu tư.

Các doanh nghiệp của ta vẫn còn rất khó khăn và thiếu vốn. Vì vậy mà khi có dự án gì thì các doanh nghiệp thường đi vay vốn của các ngân hàng. Nếu vốn không rót về kịp sẽ làm chậm tiến độ xây dựng. Khi vay được vốn thì lãi suất cao, việc thanh toán chậm dẫn đến tình trạng vay nợ lẫn nhau giữa nhà thầu với chủ đầu tư, nhà thầu với nhà thầu… Vì vậy mà hàng năm nhà nước phải giải quyết những tồn đọng đó với một số vốn rất lớn. Để khắc phục những tồn tại trên việc nghiên cứu ban hành một cơ chế cấp vốn tạm ứng là điều kiện cần thiết để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN xây dựng và cũng là giảm bớt thất thoát cho Nhà nước. Đồng thời phải có giải pháp cấp bách để hạ lãi suất tín dụng, cần có sự phối hợp tích cực các chính sách lãi suất với chính sách khuyến khích đầu tư như: giảm thuế, giảm lệ phí… đồng thời tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục hành chính. Nhà nước nên góp cổ phần bằng đất, miễn giảm tiền thuê đấy, thuế đất…

Để khắc phục tình trạng bố trí kế hoạch đầu tư dàn trải (hàng năm tổng số dự án do các ngành, các địa phương bố trí vào kế hoạch đầu tư khoảng trên, dưới 1000 dự án), thiếu điều kiện, làm chậm tiến độ cấp phát vốn đầu tư cho dự án như đã xảy ra trong nhiều năm qua. Các dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền tại thời điểm trước tháng 10 của năm làm kế hoạch. Đây là điều kiện tiên quyết để được ghi kế hoạch đầu tư, cũng là điều kiện tiên quyết không được phép châm chước khi cấp phát vốn đầu tư. Đồng thời phải bố trí, điều hành kế hoạch đầu tư kết hợp giữa ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp, bố trí kế hoạch tập trung, sát với tiến độ dự án được phê duyệt, những dự án phải có đủ điều kiện ghi kế hoạch mới bố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm, để từ đó triển khai kế hoạch đấu thầu.

- Với kế hoạch đầu tư hàng năm: chỉ bố trí khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn. - Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn (kế hoạch 5 năm) theo ngành, vùng lãnh thổ. Trên cơ sở đó bố trí, phân phối vốn phù hợp và công tác chuẩn bị đầu tư phải đảm bảo đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm.

Một phần của tài liệu Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w