Nguyên nhân từ năng lực của các cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

III. Nguyên nhân gây ra lãng phí, thất thoát trong đầu tư.

2)Nguyên nhân từ năng lực của các cán bộ quản lý

của cán bộ. “Nguyên nhân trực tiếp và trước tiên là ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất, trình độ, năng lực của cán bộ; công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý dự án đầu tư”, chất lượng cán bộ, công chức chưa cao, còn hạn chế về kỹ năng quản lý và chưa có ý thức trách nhiệm thực thi công vụ, nên dẫn đến tình trạng có một bộ phận cán bộ suy thoái đạo đức và có hành vi tham nhũng. Tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, vì lợi ích cục bộ của ngành, địa phương và vì thành tích đã có những quyết định chủ trương đầu tư sai là nguyên nhân quan trọng gây ra dàn trải, thất thoát, lãng phí không nhỏ, ảnh hưởng về lâu dài.

Các đối tượng tham gia có ý đồ trục lợi,cố tình vi phạm định chế quản lý vì lợi ích cá nhân; nếu không chỉ có thể là: buông lỏng quản lý; quản lý chưa khoa học; năng lực của tổ chức tư vấn, của nhà thầu xây dựng và của cán bộ quản lý dự án còn hạn chế dẫn đến tính toán đầu tư, xây dựng chưa hợp lý.Những dự án nào có thất thoát, lãng phí thì chắc chắn ở đó công tác quản lý bị buông lỏng, quản lý chưa khoa học và gần chắc chắn có những sai phạm về trình tự thủ tục, sai phạm về quy chế đấu thầu; sai phạm kỹ thuật thiết kế và thi công; vi phạm về nghiệm thu; vi phạm thanh quyết toán và có tiêu cực xảy ra ở phía chủ đầu tư, cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công và cả phía nhà cung cấp. Ngược lại có vi phạm và tiêu cực thì có thất thoát, lãng phí, và buông lỏng quản lý.

Tuy chưa có số liệu đầy đủ nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong đầu tư và xây dựng, lãng phí ở các khâu do các quyết định không sát, không đúng chiếm khoảng 60-70% tổng số lãng phí, thất thoát. Chưa kể tình trạng cố ý làm sai, vi phạm pháp luật, vụ lợi trong đầu tư còn diễn ra ở nhiều dự án. Lãnh đạo không ít bộ, ngành, địa phương chưa ý thức đầy đủ về những hạn chế, yếu kém của bộ, ngành và địa phương mình trong công tác quản lý đầu tư. Báo cáo của các bộ, địa phương gửi đoàn giám sát vẫn nặng về thành tích, chưa thẳng thắn nhận thức hết mức độ nghiêm trọng về các sai phạm, thất thoát trong đầu tư cũng như chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

Sự phân công, phân cấp giữa các bộ tổng hợp với các bộ quản lý ngành, giữa bộ quản lý ngành với nhau, giữa bộ với địa phương, giữa các địa phương trong mối quan hệ vùng, lãnh thổ hiện nay chưa rõ ràng, còn chồng chéo, dẫn đến không qui rõ được trách nhiệm của bộ tổng hợp, bộ quản lý ngành và địa phương. Đoàn giám sát lưu ý: hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật rất yếu; vẫn có nhiều cá nhân coi thường và vi phạm pháp luật không được xử lý nghiêm và kịp thời.

“Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước chưa thường xuyên, liên tục (số lượng dự án, công trình được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán so với tổng số rất ít); việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết và nghiêm minh; công tác giám sát hiệu quả còn thấp”.

Một phần của tài liệu Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)