III. Nguyên nhân gây ra lãng phí, thất thoát trong đầu tư.
3) Nguyên nhân từ phía chủ đầu tư
Theo nhiều nhận định của các chuyên gia thì sự thất thoát, lãng phí trong khâu thi công cũng bắt nguồn từ phía chủ đầu tư là chính, và thường thể hiện ở những khâu: bàn giao mặt bằng chậm, khối lượng công việc xong nhưng không được nghiệm thu kịp thời...một nguyên nhân nữa là việc chủ đầu tư thực hiện chưa nghiêm túc quy chế quản lý đầu tư, từ trung ương đến địa phương.
Nói về trách nhiệm của chủ đầu tư phải nhìn nhận dưới hai góc độ: chủ đầu tư không thực hiện đúng và đủ theo chức trách của mình và trình độ năng lực còn chưa đáp ứng công việc theo yêu cầu. Do muốn có được công trình, chủ đầu tư nhiều khi chỉ đạo tư vấn lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và thuyết phục người quyết định đầu tư bằng mọi cách sao cho dự án được duyệt. Như vậy chủ đầu tư đã không coi trọng tính độc lập, khách quan cần phải có và từ đó rất dễ dẫn đến sai phạm.
Cũng có khi do mối quan hệ cá nhân, chủ đầu tư lựa chọn tư vấn quen nhưng không đảm bảo năng lực theo yêu cầu của dự án. Ngoài ra, do trình độ và năng lực hạn chế, chủ đầu tư không biết cách điều hành tư vấn đưa ra những đòi hỏi, mệnh lệnh không hợp lý dẫn tới ức chế tâm lý, giảm hưng phấn và ý tưởng sáng tạo của tư vấn. Cũng vì lý do hạn chế năng lực mà chủ đầu tư trở nên dễ dãi hay lệ thuộc vào nhà thầu tư vấn khi nghiệm thu các công việc này. Công tác giám sát và phản biện lại nhà thầu tư vấn không phải lúc nào cũng được chủ đầu tư chú ý đúng mức...
Ở một khía cạnh khác, do tâm lí đi xin mà một số chủ đầu tư cố tình lập thấp tổng mức đầu tư nhằm hạ nhóm dự án từ nhóm A xuống B hay C để giảm nhẹ hàng rào pháp lý thực hiện mục tiêu trước mắt là được chấp thuận đầu tư. Điều này để lại hệ quả không nhỏ khi thực hiện dự án. Ngược lại, cũng có trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách, tổng mức đầu tư được lập và phê duyệt cao, khi triển khai cụ thể chủ đầu tư thấy nguồn dư thì cố gắng tận dụng nên sinh ra những hạng mục không hiệu quả...
Do việc phân vai và chế tài trách nhiệm đối với các chủ thể tham gia giai đoạn chuẩn bị dự án chưa được rõ ràng, mạnh mẽ, từ đó dễ dẫn đến các sai phạm. Một số trình tự, thủ tục liên quan tới thẩm tra, thẩm định và quyết định đầu tư chưa được hoàn thiện và đặc biệt trong thực tế thì việc thẩm định và quyết định đầu tư chưa thực sự do chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Do đạo đức của những người chủ đầu tư quá kém, nhận thức còn chưa rõ rang, tính tham lam và chỉ lo chuộc lợi về bản thân mình nên những người chủ đầu tư này đã móc nối với bên thi công để bớt xén nhiều nguyên vật liệu, gây thất thoát nghiêm trọng.
Do đặc thù của công tác chuẩn bị dự án thường thể hiện kết quả trên giấy nên ảnh hưởng của công việc này tới chất lượng công trình thường bộc lộ ở những giai đoạn sau và khó được nhận biết. Có nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, sự suy giảm chất lượng công trình do các nguyên nhân phát sinh từ giai đoạn chuẩn bị dự ánở VN còn lớn hơn cả sự suy giảm chất lượng do các nguyên nhân phát sinh trong quá trình thi công. Điều đáng nói, các hư hỏng, xuống cấp do nguyên nhân bắt nguồn từ khảo sát thường nghiêm trọng và khó khắc phục. Vì thế cần phải tiến hành rất nhiều giải pháp đồng bộ mới chấm dứt được tình trạng này.
Chương 3: