ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Trang 54 - 56)

NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

3.1. Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Khi xây dựng và ban hành pháp luật, một trong những nguyên tắc quan trọng là phải thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực văn bản đó điều chỉnh. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình xây dựng pháp luật, định hướng cho người soạn thảo. Chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực đưa người Việt Nam đi làm việc ở nươc ngoài được thể hiện ở nhiều văn bản, nhưng rõ nét và tập trung nhất là ở Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị. Ngay trong phần mở đầu của Chỉ thị, hoạt động xuất khẩu lao động đã được coi là “một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các giữa nước ta với các nước”. Do vậy, chủ trương của Đảng là chúng ta phải “mở rộng và đa dạng hóa hình thức, thị trường (...), phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”, đồng thời phải “phát triển và đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục ý thức pháp luật... ” cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được xây dựng dựa trên những quan điểm, chủ trương nêu trên của Đảng, trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện pháp luật vẫn phải phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải tạo hành lang pháp lý minh bạch, công khai, làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia các quan hệ trong lĩnh vực này.

Pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý xã hội. Pháp luật có vai trò quan trọng vừa điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữ cho các quan hệ đó ở trong vòng trật tự, ổn định, vừa hướng dẫn hành vi xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động trong xã hội đạt hiệu quả cao. Thực tiễn đã khẳng định sự quản lý của nhà nước đối với xã hội chỉ có thể phát huy đầy đủ, hiệu quả khi được xác lập dưới một hình thức pháp luật nhất định và được bảo đảm thực hiện bằng một cơ chế pháp luật thích hợp. Do vậy, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần xác định rõ ràng về các chủ thể tham gia, điều kiện tham gia quan hệ, hình thức, trình tự, thủ tục đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ, đồng thời cũng phải đưa ra những chế tài xử lý nghiêm khắc với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Thứ ba, pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam.

Khi tham gia các quan hệ pháp luật lao động, người lao động thường là bên yếu thế và bất lợi hơn về nhiều mặt. Việc xây dựng pháp luật về lao động nói chung và luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng luôn cần quan tâm, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như có cơ chế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, nhất là những quy định có liên quan đến sự tham gia của tổ chức Công đoàn với tư cách là đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Thứ tư, pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải phù hợp với thực tiễn và đảm bảo sự thống nhất với các văn bản pháp luật khác.

Pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nếu nó phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và đồng bộ trong toàn hệ thống pháp luật. Pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được xây dựng trên cơ sở kế thừa các văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động xuất khẩu lao động trước đây và thực tế của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của nhà nước trong thời gian 30 năm qua. Việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cần phải dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, đồng thời phải phù hợp với xu hướng hội nhập và những yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.

Đồng thời những quy định nhằm hoàn thiện pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải đảm bảo sự thống nhất với các văn bản pháp luật trong nước và các quy định của pháp luật quốc tế.

3.2. Các kiến nghị và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Trang 54 - 56)