Nâng cao hiệu quả hoạt động của Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Trang 42 - 44)

của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo quy định của pháp luật hiện hành“Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, và Uỷ viên”. Tuy nhiên đối với những chức danh danh như: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, chúng ta có thể thực

hiện bổ nhiệm từ trên xuống. Như quy định Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch UBND cấp tỉnh; sau đó Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ bổ nhiệm các chức danh khác vừa tăng cường tính công bằng, khách quan, vừa tìm được có năng lực để lãnh đạo công tác của UBND đồng thời nó cũng phù hợp với biến chuyển trong nền kinh tế của nước ta hiện nay. Tuy nhiên để thực hiện bổ nhiệm từ trên xuống thì cần phải chuẩn bị điều kiện: như cần phải xây dựng tiêu chuẩn để được bổ nhiệm cũng như cần tăng cường hoạt động giám sát. Bởi hiện nay chúng ta chưa có một quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân. Điều này cũng phù hợp, khi mà bỏ HĐND cấp huyện, quận thì Chủ tịch UBND huyện, quận do Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của UBND bởi vậy cần không ngừng tăng cường vai trò của người đứng đầu. Kinh nghiệm cải cách hành chính của nhiều nước trên thế giới và sự phát triển của nền hành chính hiện nay cho thấy vai trò trách nhiệm cá nhân luôn được đề cao nhất là những người đứng dầu.

Xây dựng quy chế làm việc trong đó quy định cụ thể những công việc thuộc thẩm quyền của tập thể UBND, công việc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND theo hướng gắn quyền lực với trách nhiệm, Chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của UBND qua đó phát huy vai trò của người đứng đầu. Thực tế cho thấy cùng một mặt bằng về chế dộ, chính sách, nguồn lực, lợi thế sao địa phương này làm tôt còn địa phương kia làm chưa tốt, trường hợp tỉnh Bình Dương và tỉnh Hà Tây trước đây là một ví dụ điển hình, cùng có những điều kiện tương đương nhưng Bình Dương là một trong những tỉnh có kinh tế phát triển mạnh đặc biệt là khả năng thu hút đầu tư nước ngoài còn tỉnh Hà Tây thì không phát huy được những lợi thế của mình trước khi sáp nhập vào Hà Nội. Bài học rút ra chính là tính tự chủ, sáng tạo, ở những nơi làm chưa tốt lãnh đạo còn mang nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại, trông chờ vào ngân sách nhà nước, một số nơi còn do cục bộ địa phương. Bởi thế để phát huy tính năng động,

sáng tạo thì trước hết Chủ tịch UBND phải là người có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó pháp luật cũng cần quy định cụ thể vị trí, vai trò của các Phó chủ tịch và các thành viên khác với tư cách là Ủy viên UBND trong mối quan hệ với Chủ tịch UBND khi thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Trong nghị định 107/2004/NĐ-CP quy định số lượng Phó chủ tịch và cơ cấu thành viên ủy ban nhân dân các cấp chỉ quy định số ủy viên UBND cấp tỉnh phụ trách các mặt công tác như công an, quân sự, nội vụ, kế hoạch, tài chính,…mà không nêu rõ các quyền hạn mà các ủy viên này được làm với tư cách là người phụ trách công tác đó sẽ gây ra những khó khăn khi thực hiện công việc. Bên cạnh đó người đứng đầu các sở đồng thời lại là thành viên của UBND thì việc kiểm tra, giám sát hoạt động đối với các cơ quan chuyên môn phần nào bị buông lỏng.Vì thế nên hạn chề thành viên UBND đồng thời là những người đứng đầu các sở phòng ban.

Một phần của tài liệu hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Trang 42 - 44)