Về nâng cao chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI (Trang 58 - 69)

III. Một số kiến nghị

1.3. Về nâng cao chất lượng công trình

- Thể chế hóa các hoạt động liên quan tới chất lượng công trình. Theo “Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng” ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ được xuyên suốt từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, bảo hành và bảo trì công trình. Trong giai đoạn thi công xây lắp, nhà thầu phải tự xây dựng kế hoạch chất lượng để tự giám sát chất lượng thi công. Nhà thầu phải kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng sản phẩm. Chỉ khi nào khẳng định được chất lượng thi công đảm bảo theo thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật mới được yêu cầu tổ chức nghiệm thu. Nhà thầu sẽ là người phải chịu trách nhiệm chính và trước tiên về chất lượng công việc mình hoàn thành. Sau khi hoàn thành công tác thi công xây lắp, trước khi tổng nghiệm thu, chủ đầu tư phải yêu cầu các cơ quan chức năng quản lý kỹ thuật chuyên ngành như: phòng cháy chữa cháy, an toàn môi trường, an toàn thiết bị… tiến hành kiểm định và có văn bản chứng nhận phù hợp (các văn bản này không thể thiếu trong hồ sơ hoàn thành công trình).

- Nâng cao chất lượng lập và thẩm định dự án đầu tư, bao gồm: Kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng; Tổ chức tốt việc phê duyệt thiết kế sơ bộ của cơ quan quản lý xây dựng trong quá trình thẩm định dự án; Không đầu tư dàn trải, coi trọng quản lý các yêu cầu kỹ thuật trong phê duyệt dự án, đặc biệt là việc phân kỳ dự án.

- Đôn đốc các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng được phân cấp hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định, kiểm tra đột xuất và định kỳ việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các chủ thể khác, xác định việc thực hiện đúng quy định của chủ đầu tư về mặt pháp lý và kỹ thuật.

- Hình thành mạng lưới kiểm định chất lượng đủ mạnh, bao gồm các trung tâm kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành của các sở, viện và DN nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức kiểm định, hoàn thiện và thống nhất nội dung phương thức kiểm định chất lượng đầu vào, đánh giá chất lượng đầu ra để thực hiện mục tiêu kiểm soát các yếu tố liên quan tới chất lượng sau đấu thầu.

- Đưa ra tiêu chí đánh giá năng lực của các nhà thầu thông qua việc cho điểm. Khi đấu thầu, những nhà thầu nào đạt đủ điểm yêu cầu về lĩnh vực nào thì mới được tham gia đấu thấu công trình thuộc lĩnh vực đó nhằm tránh những tiêu cực trong đấu thầu. Những nhà thầu kém năng lực, không có khả năng tài chính và kinh nghiệm sẽ không được tham gia đấu thầu. Những nhà thầu nào trúng thầu mà không thực hiện đúng theo hợp đồng với chủ đầu tư, làm ăn gian dối, chất lượng công trình kém sẽ bị nêu tên công khai và có thể bị cấm tham gia đấu thầu những công trình khác.

- Xây dựng chế tài thưởng phạt về chất lượng công trình xây dựng.

- Tiếp tục tổ chức cuộc vận động nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

Chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng là một trong rất nhiều yếu tố để làm nên thương hiệu của một doanh nghiệp và khẳng định vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường xây dựng. Cuộc vận động trong sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức về chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng của các doanh nghiệp tham gia, từ cán bộ quản lý Nhà nước đến chủ doanh nghiệp và người lao động, công nhân trong các công ty sản xuất hay trên công trường coi việc đảm bảo chất lượng công trình và sản phẩm xây dựng là trách nhiệm và cống hiến của mỗi người, và chất lượng là uy tín, là thương hiệu của doanh nghiệp. Sự thoả mãn của khách hàng về mỗi sản phẩm, mỗi công trình xây dựng chính là sự tồn tại của doanh ngiệp, là công ăn việc làm của mỗi cá nhân. Từ việc thay đổi nhận thức, các doanh nghiệp sẽ không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động, đổi mới, nâng cao công tác tổ chức, điều hành, quản lý, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đầu tư thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn, tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Cuộc vận động và nâng cao chất lượng công trình và sản phẩm xây dựng được Bộ xây dựng đưa ra vào 2 giai đoạn 2000-2005 và giai đoạn 2006-2010. Trong giai đoạn 2000-2005, thông qua thực hiện Cuộc vận động, đã có 548 công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng Huy chương vàng và bằng chất lượng cao; 34 lượt doanh nghiệp được tặng cờ đơn vị xuất sắc về đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng hàng năm; 574 tập thể và cá nhân được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Công đoàn Xây dựng Vệt Nam. Hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng của các đơn vị tham gia Cuộc vận động ngày càng được củng cố, hoàn thiện theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO-9000. Nếu như, năm 2000, cả nước chưa có một doanh nghiệp xây lắp nào có chứng chỉ về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 thì đến cuối năm 2005, đã có hơn 70 doanh nghiệp xây lắp và tính cả các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là hơn 200 đơn vị đã được cấp chứng chỉ này.

Với những kết quả đã đạt được trong giai đoạn đầu như trên thì trong giai đoạn tiếp theo, phấn đấu đến năm 2010, 100% doanh nghiệp tham gia Cuộc vận động xây dựng đạt được Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO-9000 và ISO- 14000, chuẩn bị sức mạnh cho cuộc cạnh tranh mới với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đất nước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

1.4 Xử lý vi phạm các công trình dự án, các hoạt động xây dựng.

Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở cũng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2009. Các vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề.

Chính phủ cần ban hành rộng rãi văn bản nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức đấu thầu có hiệu quả cũng như các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nghiêm chỉnh thực hiện tiêu chuẩn về đo lường chất lượng.

2. Kiến nghị đối với Công ty PIDI.

So với các nước trong khu vực và thế giới, các nhà thầu XD Việt Nam còn yếu về trình độ QL và điều hành dự án, trình độ cán bộ QL, kỹ thuật thấp, đặc biệt là hiểu biết thông lệ quốc tế; năng lực tài chính yếu, thiếu công nghệ thiết bị tiên tiến, thiếu thông tin về thị trường khu vực và thế giới, trình độ tổ chức thi công thấp; khả năng sử dụng nguồn lực, thiết bị, máy móc, nhân công thấp; sự hợp tác giữa các nhà thầu trong nước chưa chặt chẽ…

Do đó, một số kiến nghị đối với Công ty là:

- Công ty cần chú trọng nghiên cứu xem xét lại năng lực, khả năng phát triển của mình có tính đến thị trường khu vực, áp dụng các công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, XD chiến lược đầu tư đúng đắn cho các bước từ nay đến năm 2010 và 2020;

- Quan tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về QL dự án, lập dự án, lập hồ sơ đấu thầu…. Thông thạo ngoại ngữ và am hiểu về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn XD và thông lệ của nước ngoài;

- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn đối với thợ có tay nghề bậc cao, sản phẩm làm ra có uy tín và được công nhận trình độ quốc tế;

- Tăng cường công tác thông tin KHCN, các kiến thức về kinh tế, thị trường quốc tế; đầu tư trang thiết bị đủ mạnh đặc biệt là các thiết bị chuyên ngành, có chương trình phần mềm ở trình độ cao, được QL chặt chẽ;

- Tìm kiếm và nắm chắc các tiêu chuẩn kỹ thuật, cải tiến kịp thời để tạo ra công trình, sản phẩm có chất lượng cao;

- Tăng cường liên kết giữa các đơn vị trong nước trong đấu thầu quốc tế dưới hình thức tập đoàn để tạo được sức mạnh cạnh tranh với nhà thầu nước ngoài.

KẾT LUẬN

Hình thức Tổng thầu EPC là một hình thức mới đối với ngành xây dựng Việt Nam nói chung và đối với các công ty xây dựng nói riêng, nhưng nó lại là hình thức quen thuộc đối với các nhà thầu ngoại, đối với các nước phát triển trên thế giới. Với

những lợi ích không thể phủ nhận mà nó đem lại thì các công ty xây dựng trong nước cần phải nỗ lực tiếp cận để áp dụng một cách có hiệu quả.

Công ty PIDI, cùng với xu thế chung của nền kinh tế đã từng bước thực hiện và đạt được những kết quả ban đầu nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vướng mắc và hạn chế. Với việc phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp về tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC thì tôi hy vọng rằng Công ty PIDI tự hoàn thiện, không ngừng củng cố, mở rộng và phát triển để từ đó tự khẳng định mình bằng chính những hợp đồng mà công ty sẽ đạt được.

MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật đấu thầu

2. Nghị định hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

3. Chủ biên PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền- Giáo trình Khoa học quản lý tập1- NXB Khoa học kỹ thuật.

4. Chủ biên PGS.TS Trần Xuân Cầu, PGS.TS Mai Quốc Chánh-Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực- NXB ĐH Kinh tế quốc dân.

5. Khoa khao học quản lý, truờng ĐH KTQD - Giáo trình Hiệu quả & Quản lý dự án nhà nước – NXB Khoa học và kỹ thuật.

6. Khoa khao học quản lý, truờng ĐH KTQD- Giáo trình Chính sách kinh tế-Xã hội- NXB Khoa học và KỸ thuật.

7. Bàn về giải pháp tăng cường cạnh tranh của ngành xây dựng – Tạp chí Xây dựng số 8/2001.

8. Nguyễn Văn Sinh-Một số vấn đề về đấu thầu xây dựng – Tạp chí Xây dựng số 04/2000-

9. Định mức dự toán xây dựng cơ bản - Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước. 10. Những vấn đề cốt yếu của quản lý – NXB Giáo dục 1994

11. http://www1.mot.gov.vn 12. http://www.quantriketoan.vn 13. http://www.emotino.com 14. http://www.choxaydung.vn

PHỤ LỤC 1

Sơ đồ 1: Các giai đoạn đấu thầu.

1.giai đoạn sơ tuyển

Sơ tuyển nhà thầu

2. Nhận đơn thầu 3. Mở thầu , đánh giá và ký hợp đồng MỤC LỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU... 1 Chương I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức Tổng thầu EPC... 2

Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Phát hành hồ sơ dự thầu

Đánh giá hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu

Mở thầu

Trình duyệt kết quả đấu thầu Công bố trúng thầu và

hoàn thiện hợp đồng

Chương II: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu EPC trong thời gian qua tại Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI...20 III. Đánh giá việc áp dụng hình thức Tổng thầu...38 Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu tại Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI... 42 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...63 PHỤ LỤC 1... 64

MỤC LỤC

Chương I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức

Tổng thầu EPC... 2

I. Đấu thầu...2

1. Khái niệm về đấu thầu...2

2. Một số thuật ngữ dùng trong đấu thầu:...2

3. Vai trò của đấu thầu...4

3.1 Đối với chủ đầu tư:...4

3.2 Đối với các nhà thầu...4

3.3 Đối với Nhà nước:...5

4. Trình tự của hoạt động đấu thầu...5

4.1 Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu...5

4.1.1 Sơ tuyển nhà thầu...5

4.1.2 Lập hồ sơ mời thầu...6

4.1.3 Mời thầu...6

4.2 Giai đoạn nhận đơn thầu...6

4.3 Giai đoạn mở thầu và đánh giá...6

4.3.1 Mở thầu...6

4.3.2 Đánh giá hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu...6

4.3.3 Trình duyệt kết quả đấu thầu...8

4.3.4 Thông báo kết quả trúng thầu và hoàn thiện hợp đồng...9

4.3.5 Ký kết hợp đồng...9

5. Các nguyên tắc đấu thầu:...9

6. Hình thức đấu thầu...9

5.1.1 Đấu thầu rộng rãi:...10

5.1.2 Đấu thầu hạn chế:...10

5.1.3 Chỉ định thầu:...11

II. Tổng thầu EPC:...13

1. Một số khái niệm...13

2.2 Đối với Tổng thầu EPC:...13

2.2.1 Thiết kế ( E )...13

2.2.2 Mua sắm ( P )...14

2.2.3 Thi công ( C )...14

3. Vai trò của hình thức Tổng thầu EPC...15

3.1 Đối với chủ đầu tư:...15

3.2 Đối với tổng thầu EPC...16

Chương II: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu EPC trong thời gian qua tại Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI...20

I. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI...20

1. Quá trình hình thành và phát triển...20

2. Ngành nghề kinh doanh:...21

3. Mô hình tổ chức Công ty...22

3.1 Sơ đồ tổ chức: ( xem sơ đồ )...22

3.2 Đặc điểm chức năng các phòng ban...22

4.1 Vốn...25

II. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng trong hoạt động đấu thầu ở Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI...28

1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay...28

1.1. Thực trạng nền kinh tế nói chung...28

1.2. Thực trạng ngành xây dựng hiện nay ở Việt Nam. ...31

2. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu EPC...33

III. Đánh giá việc áp dụng hình thức Tổng thầu...38

3. Những hạn chế...40

4. Nguyên nhân...40

4.2 Nguồn nhân lực...41

4.3 Tài chính...41

Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu tại Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI... 42

I. Nhiệm vụ và phương hướng kinh doanh trong thời gian tới của Xí Công ty PIDI...42

1. Các quy định về hợp đồng EPC và việc ký kết hợp đồng Tổng thầu EPC...44

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...45

3. Nâng cao công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại công ty...48

4. Đầu tư và đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị...51

5. Quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công cũng như sau khi hoàn thành...55

III. Một số kiến nghị...56

1.1. Tạo được một tư duy nhất quán từ trên xuống dưới và giữa các Bộ ban ngành với nhau...56

1.2. Nhà nước cần hoàn chỉnh Quy chế đấu thầu...57

1.3. Về nâng cao chất lượng công trình...58

MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...63

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w