Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI (Trang 28 - 33)

II. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng trong hoạt động đấu thầu

1.Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay

1.1. Thực trạng nền kinh tế nói chung.

Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoạch định đường lối đổi mới và mở đầu quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc đổi

mới ở Việt Nam. Trải qua 20 năm, đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, “công cuộc đối mới đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.

Với tư duy và đường lối phát triển kinh tế mới, Việt Nam đã từng bước làm cho nền kinh tế sống động, sức sản xuất phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%/năm. Đứng thứ 2 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ sau Trung Quốc. Việt Nam được coi là điểm đầu tư lý tưởng đối với các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP năm 1998 chiếm 21,6%, đến năm 2005 tăng lên 41%; tỷ trọng nông nghiệp năm 1998 chiếm 43,6%, đến năm 2005 còn 20,5%; tỷ trọng dịch vụ năm 1998 chiếm 33,1%, đến năm 2005 tăng lên 38,5%. Các thành phần kinh tế cùng phát triển. Hiện nay, kinh tế Nhà nước đóng góp 8% GDP; kinh tế tư nhân chiếm 37,7% GDP; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15% GDP. Rất nhiều khu công nghiệp mới, đô thị mới mọc lên. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh; bộ mặt nông thôn và đô thị thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Hàng hóa phong phú, thị trường nhộn nhịp.

Cuối năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO đánh dấu một bước ngoặt mới của kinh tế- xã hội Việt Nam.

Tuy nhiên, hòa với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề mà nền kinh tế chung đang gặp phải. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tình trạng lạm phát và suy thoái. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6, 23% thấp hơn năm 2007 và chưa đạt kế hoạch đề ra là 7%. Trong đó, cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP tính theo giá thực tế năm 2008 như sau: khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 21,99% GDP, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 39,91% và khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 38,1%.

Trong bối cảnh năm 2008 có rất nhiều khó khăn, thách thức: những tháng đầu năm phải thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, đầu tư công để kiềm chế lạm phát; những tháng cuối năm chịu tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nguy cơ giảm phát… thì những kết quả đã đạt được như vậy là một sự cố gắng lớn của cả nước ta.

Trong 3 tháng đầu năm 2009, kinh tế thế giới trong tình trạng ảm đạm. Theo dự báo gần đây nhất, khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chỉ từ -0,5% đến -1% (trong đó EU là -3,2% thay vì năm ngoái là + 0,9%, Mỹ là -2,6% , đặc biệt Nhật là -5,8%). Thực tế, Mỹ đã đóng cửa 17 ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 2 tăng 8,1%, đây là mức cao nhất trong 25 năm qua. Theo các dự đoán mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ tiếp tục suy thoái trong năm 2009. Đặc biệt hậu quả mà nó gây ra cho nền kinh tế các nước còn lớn hơn đối với nền kinh tế Mỹ. Kinh tế Nhật đang suy thoái ở mức tệ hại nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay. Châu Âu suy thoái nặng, nhiều nền kinh tế Đông Âu đang đứng trước nguy cơ phá sản "cấp quốc gia".

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn: Sản xuất công nghiệp có xu hướng chững lại; mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước chậm; xuất, nhập khẩu hàng hoá bị giảm nhiều và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp; tình trạng thiếu việc làm xảy ra tại một số khu công nghiệp và doanh nghiệp lớn. Mặc dù tháng 1 có xuất siêu do xuất khẩu vàng, gạo tăng mạnh nhưng một số mặt hàng chủ lực như thủy sản, dầu thô, giày dép, dây cáp điện và cao su vẫn đang trên đà suy giảm mạnh. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) quý I đạt 3,1% thấp hơn so với cùng kỳ năm trước là 7,49%, trong đó: nông, lâm, thủy sản quí I/2009 đạt 3% (so với cùng kỳ năm trước tăng 0,4%); công nghiệp và xây dựng 8% ( tăng 1,5% ); dịch vụ 8,3% ( tăng 5,4% ); giá trị sản xuất công nghiệp 16,3%, nông, lâm, thủy sản 4,1%; tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tăng 29,2%. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế thì Việt Nam là nước ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu so với các nước phát triển và khu vực. Theo Bộ Kế hoạch và

Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP quý I/2009 đạt 3,1%. Theo dự báo mới đây của Tập đoàn HSBC, Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia sẽ là 4 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2009. Bên cạnh sự suy giảm của vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu thì các yếu tố đầu tư hạ tầng, chú trọng thị trường nội địa, tăng cường tín dụng tiêu dùng dân cư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là những yếu tố để bù đắp. Do vậy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo vẫn đạt trong khoảng từ 4% - 6%, và được đánh giá tốt so với tốc độ phát triển của các nước khu vực.

1.2. Thực trạng ngành xây dựng hiện nay ở Việt Nam.

Cùng hòa chung với công cuộc đổi mới của đất nước, giai đoạn này ngành xây dựng cũng có những biến đổi vô cùng mạnh mẽ. Trước tiên, đó là sự ra đời của hệ

thống văn bản xác lập hành lang pháp lý ngày càng rộng, càng đầy đủ, càng đồng bộ

cho ngành Xây dựng. Đặc biệt phải kể tới ba bộ luật là: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở,

Luật Kinh doanh bất động sản cùng hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng.

Với 4 quy chuẩn và hơn 1000 Tiêu chuẩn đã được áp dụng kịp thời cho các lĩnh vực: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, vật liệu xây dựng….đã bao quát hầu hết các hoạt động từ khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, thử nghiệm, nghiệm thu khai thác, vận hành, sử dụng, bảo quản, sản phẩm vật liệu, sản phẩm cơ khí, thành phẩm xây dựng… Đến nay Bộ xây dựng đã công bố gần 10.000 danh mục định mức thuộc các loại công tác trong hoạt động xây dựng theo đúng hướng chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường. Trên cơ sở hệ thống pháp lý đó nhiều chính sách mới được ban hành đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, tháo gỡ khó khăn và tạo mọi thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phát triển.

Năm 2008, tình hình kinh tế nói chung có nhiều biến động, mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt giá cả vật liệu xây dựng tăng cao, nhưng ngành Xây dựng vẫn đạt được kết quả khá với nhiều chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp thuộc Bộ này năm 2008 ước đạt 102.219 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch năm, tăng

15,6% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó giá trị xây lắp đạt 46.191,8 tỷ đồng, bằng 101,3% so với kế hoạch năm, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng đạt 33.586 tỷ đồng, đạt 101,8% so với kế hoạch năm, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị tư vấn đạt 1.702,2 tỷ đồng, bằng 109,1% so với kế hoạch năm, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị SXKD khác (bao gồm cả kinh doanh nhà và hạ tầng) 19.382,9 tỷ đồng, đạt 103,2% kế hoạch năm, tăng 14,2% so với cùng kỳ.

Năm 2009, Bộ Xây dựng được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN: 426 tỷ đồng. Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2009 cho tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc Bộ Xây dựng quản lý. Các dự án đầu tư đang triển khai thực hiện theo quy định. Thực hiện vốn đầu tư ngân sách quý I năm 2009 đạt khoảng 89,280 tỷ đồng, bằng 20,9% so với kế hoạch năm.

Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, các doanh nghiệp thuộc Bộ tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, nhất là trong lĩnh vực xi măng, điện, hạ tầng khu công nghiệp, giao thông,... tuy vậy các dự án thuộc các lĩnh vực khác như phát triển đô thị, nhà ở.... vẫn tăng chậm. Kết quả giá trị đầu tư ước thực hiện quý I năm 2009 đạt khoảng 5.575,5 tỷ đồng bằng 15,7% kế hoạch năm, bằng 65,5% so với cùng kỳ năm 2008. Cụ thể như sau:

Tổng giá trị sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện tháng 3 đạt 9.356 tỷ đồng, quý I năm 2009 đạt khoảng 23.135 tỷ đồng, bằng 19,5% so với kế hoạch năm, bằng 97,2% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân của việc giá trị sản xuất kinh doanh thấp hơn cùng kỳ năm 2008, chủ yếu là do sản xuất công nghiệp giảm sút, thị trường cầu vật liệu xây dựng giảm, tồn kho lớn, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 phải chủ động cắt giảm sản lượng; do sản lượng chế tạo cơ khí giảm đáng kể (LILAMA chỉ đạt 72,6% so với cùng kỳ). Trong đó:

- Xây lắp:Giá trị xây lắp của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng thực hiện tháng 3 đạt 4.142 tỷ đồng, quý I năm 2009 đạt khoảng 10.665 tỷ đồng, bằng 20,2% so với kế hoạch năm, bằng 102,3% so với cùng kỳ năm 2008.

- Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng (kể cả TCT Xi măng Việt Nam) thực hiện tháng 3 đạt 3.192 tỷ đồng, quý I năm 2009 đạt khoảng 7.653 tỷ đồng, bằng 18,8% so với kế hoạch năm, bằng 92,3 so với cùng kỳ năm 2008.

- Tình hình xuất nhập khẩu

Thực hiện nhập khẩu tháng 3 đạt 24,6 triệu USD, quý I năm 2009 đạt 57,9 triệu USD, bằng 11,4% so với kế hoạch năm, nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị. Xuất khẩu tháng tháng 3 đạt 5,8 triệu USD, quý I năm 2009 đạt 9,9 triệu USD, bằng 5% so với kế hoạch năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI (Trang 28 - 33)