1. Năng lực cạnh tranh của Công ty
Công ty Đầu tư phát triển Điện lực và hạ tầng PIDI, khi tham gia đấu thầu Công ty đã phải cạnh tranh với các công ty trong ngành. Sau đây là một số so sánh về năng lực cạnh tranh của Công ty để có thể thấy rằng mặc dù với quy mô nhỏ nhưng Công ty vẫn có thể cạnh tranh với các công ty khác và thắng thầu.
- Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI. - Công ty Cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam.
Địa chỉ: Ô đất CN6, Khu công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh.
Lĩnh vực hoạt động: Tư vấn, thiết kế, xây lắp. - Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Sao Khuê.
Địa chỉ: Khu tập thể Liên đoàn địa chất xạ hiếm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm
Lĩnh vực hoạt động: Tư vấn, thiết kế, xây lắp.
Theo báo cáo đánh giá và tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tham gia đấu thầu và năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp xây lắp Điện PIDI ngày 31/12/2008.
a) Đánh giá về kinh nghiệm
Bảng biểu 2.7: Đánh giá kinh nghiệm
TT Chỉ tiêu Công ty PIDI Công ty xây dựng Việt Nam Công ty Sao Khuê
1 Số năm kinh nghiệm 10 năm 7 năm 5 năm
2 Số lượng dự án trúng thầu trong 5 năm gần nhất
3 Số lượng dự án vi phạm 7 dự án 7 dự án 5 dự án
Xếp hạng 1 2 3
b) Đánh giá về năng lực nhân lực.
Bảng biểu 2.8: Đánh giá năng lực nhân lực
TT Chỉ tiêu nhân lực tham gia dự án
Công ty PDI Công ty xây dựng Việt Nam
Công ty Sao Khuê
1 Quản lý kỹ thuật 22 người 18 người 13 người
2 Quản lý hành chính 7 người 8 người 4 người
3 Giám sát 12 người 10 người 12 người
Xếp hạng 1 2 3
c) Đánh giá về năng lực tài chính và giá bỏ thầu:
Bảng biểu 2.9: Đánh giá về năng lực tài chính và giá bỏ thầu:
TT Chỉ tiêu Công ty PIDI Công ty xây dựng Việt Nam Công ty Sao Khuê 1 Vốn lưu động 3,5 tỷ 7 tỷ 2,3 tỷ Xếp hạng 2 1 3
d) Đánh giá năng lực kỹ thuật.
- Công ty PIDI: máy móc thiết bị thi công của Công ty chủ yếu được sản xuất từ năm 1997 đến 2003, chủ yếu được nhập từ các nước, với số lượng gần 250 máy móc thiết bị các loại. Máy móc thí nghiệm, với số lượng 100 máy.
2. Kết quả đạt được.
Từ những dự án mà công ty đã thắng thầu và thực hiện dự án theo hình thức Tổng thầu thời gian qua có thể thấy những những thành tựu mà công ty đã đạt được.
- Tạo được những tiền đề cơ sở quan trọng để tiếp tục tham gia đấu thầu các dự án/gói thầu trong nước và những kinh nghiệm quý giá để tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC.
- Hầu hết các dự án thực hiện đều diễn ra đúng tiến độ thi công, chất lượng công trình được đảm bảo. Đồng thời công ty khẳng được vị trí của mình trên thị trường xây dựng.
3. Những hạn chế.
Mặc dù hình thức Tổng thầu EPC xuất hiện trong nền kinh tế của các nước trên thế giơi cách đây rất lâu, nhưng nó lại là hình thức rất mới mẻ ở Việt Nam, không chỉ riêng các công ty có quy mô nhỏ mà ngay cả các công ty có quy mô lớn, có lịch sử phát triển lâu và có một vị trí trong ngành xây dựng nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn và vướng mắc. Dưới đây là một số những hạn chế mà Công ty đã mắc phải:
- Nhìn chung trình độ quản lý, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học...của cán bộ nhân viên trong công ty còn nhiều hạn chế.
- Một số công trình chưa đảm bảo tiến độ thi công.
- Máy móc thiết bị trang bị cho thi công công trình còn hạn chế.
- Khả năng triển khai nhiều công trình đặc biệt là các công trình ở các tỉnh cách xa nhau còn yếu.
- Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu do đó khả năng quay vòng vốn chưa hiệu quả. Vốn của công ty chủ yếu là vốn đi vay ngân hàng do đó tính thanh khoản của vốn không cao mặt khác chi phí của đi vay vốn cao dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm, thu nhập của người lao động giảm.
4. Nguyên nhân.
4.1 Hợp đồng và việc ký kết hợp đồng.
Hợp đồng EPC là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ đầu tư với nhà thầu để thực hiện trọn gói các công việc của một dự an/gói thầu, bao gồm thực hiện các công việc về khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật , thi công xây dựng và lắp đặt để đưa công trình vào vận hành khai thác một cách đồng bộ. Công việc trong hợp đồng EPC trước đây như chuẩn bị thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, một số công việc về quản lý dự án... do chu đầu tư thực hiện thì nay chuyển sang cho nhà tổng thầu thì cũng có nghĩa là trách nhiệm của Tổng thầu bây giờ sẽ lớn hơn.
Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng trong những năm qua cho thấy, việc thực hiện các dự án/gói thầu theo hình thức Tổng thầu EPC còn nhiều lúng túng
do khi ký kết hợp đồng nhà thầu và chủ đầu tư không nêu rõ các điều khoản phạm vi công việc và trách nhiệm.
4.2 Nguồn nhân lực.
Lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 50% nhưng do sử đội mới về hình thức thực hiện dự án nên số lượng đội ngũ chưa đáp ứng được đủ trình độ để bắt kịp với dòng chảy của thị trường.
Bên cạnh đó khi thực hiện một dự án lớn thì công ty phải thuê một số lượng lớn lao động bên ngoài do đó chưa đảm bảo chất lượng.
4.3 Tài chính.
Công ty được ra đời và phát triển được hơn 10 năm, nhưng với quy mô như hiện nay thì công ty vẫn đang là một công ty nhỏ do đó lượng vốn của công ty chưa lớn, chủ yếu vốn để thực hiện là vốn đi vay nên khi dự án công trình đưa vào bàn giao nhưng chủ đầu tư chưa thanh toán hợp đồng thì gây khó khăn cho việc đấu thầu và thực hiện các dự án tiếp theo.
4.4 Kỹ thuật.
Máy móc thiết bị công nghệ là một công cụ quan trọng và đắc lực không chỉ góp phần giúp nhà thầu thắng thầu mà còn giúp nhà thầu thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình,.
Hiện nay máy móc của công ty được nhập từ nhiều quốc gia, một số máy móc chuyên ngành được công ty bổ sung từ nguồn trong nước như máy tời, máy hãm, trụ nâng...được thể hiện qua bảng biểu danh sách thiết bị và công cụ thi công sau.( Phụ lục)
Nhưng do đặc điểm kinh doanh của ngành nghề là hay di chuyển và thực hiện những công việc phức tạp nên chất lượng máy móc không tránh khỏi xuống cấp.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu tại Công ty Đầu tư
Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI.