Quá trình hình thành và phát triển của thị trường thẻ ngân hàng tại Việt

Một phần của tài liệu 596 Giải pháp Marketing nhằm phát triển Thị trường thẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (vpbank) (Trang 31 - 34)

là ngân hàng có số lượng máy lớn nhất Việt Nam và ngân hàng Agribank là ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất tại Việt Nam. Do vậy, đây chính là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của VPBank.

Tuy nhiên chúng ta cũng thấy được một xu hướng mới hiện nay của các ngân hàng trong nước trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thanh toán thì hiện tại ở Việt Nam đang tồn tại 2 liên minh thẻ Smartlink (khởi điểm là liên minh thẻ của Vietcombank) và liên minh Banknetvn (đứng đầu là ngân hàng BIDV và ngân hàng Agribank). Hướng phát triển của Ngân Hàng Nhà Nước đó là việc kết nối 2 hệ thống này lại với nhau để gia tăng tiện ích cho các sản phẩm của tất cả các ngân hàng trong nước. Nên chúng ta có thể nói rằng ngoài việc cạnh tranh nhau về sản phẩm, số lượng khách hàng thì các ngân hàng trong nước hiện nay cũng đang nỗ lực hết mình, hỗ trợ nhau để có thể chống lại sự gia tăng của các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam như ngân hàng HSBC, Standard Chartered, ngân hàng ANZ...

1.3. Thị trường thẻ tại Việt Nam và vị thế của ngân hàng VPBANK

1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam. Nam.

Từ năm 1996, thị trường thẻ NHVN mới xuất hiện những sản phẩm thẻ đầu tiên do Vietcombank phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường Việt Nam: 20 ngân hàng phát hành Thẻ nội địa, trong đó có 8 NHTM phát hành Thẻ Quốc tế, số lượng thẻ phát hành xấp xỉ 3,5 triệu thẻ (trong đó thẻ nội địa là 3

triệu thẻ và thẻ quốc tế là 0,5 triệu thẻ); tổng số lượng máy ATM đến thời điểm này trong toàn hệ thống là 2600 máy ATM, 22000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Thị trường thẻ tăng trưởng bình quân 300%/ năm, với các sản phẩm đa dạng và phong phú.

Bảng 1.1: Tình hình phát triển thị trường thẻ ngân hàng qua các năm

Năm Số lượng thẻ phát hành Đơn vị: chiếc

Doanh số dùng thẻ tín dụng quốc tế Đơn vị: triệu USD

Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế

Đơn vị: triệu USD

1996 360 130 1997 460 100 1998 4.500 1,2 80 1999 2.500 1,1 70 2000 5.000 1,6 75 2001 15.000 2,5 90 2002 40.000 4,1 150 2003 230.000 40 300 2004 560.000 90 470 2005 1.250.000 130 600 2006 3.500.000 320 900

Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Trong hơn 10 năm qua, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt đến nay đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng.

Vào cuối tháng 6/2007, cả nước có trên 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán, với khoảng 6,2 triệu thẻ. Hầu hết các ngân hàng đã trang bị máy ATM với khoảng 3.820 máy, số thiết bị chấp nhận thẻ lên đến 21.875. Và khoảng 8,3 triệu thẻ thanh toán đã được phát hành trên toàn quốc, tính tới cuối năm ngoái. Theo ngân hàng Nhà Nước, tính đến 31/12/2007, Việt Nam có 32 tổ chức phát hành thẻ, với tổng cộng 8,3 triệu thẻ đã được tung ra thị trường. Khoảng 4.300 máy ATM cùng 23.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) đã được lắp đặt trên toàn quốc. Hơn 90% máy ATM đang hoạt động hiện nay thuộc sở hữu của 10 ngân hàng thương mại:

Bảng 1.2: Danh sách 10 NHTM trả lương qua thẻ chọn lọc theo số lượng máy ATM lắp đặt (tính đến ngày 01/01/2008)

STT Tên ngân hàng Số lượng máy ATM

(Tính đến ngày 31/12/2007) Toàn

quốc

TP HCM TP Hà Nội

1 Vietcombank (NH ngoại thương) 890 253 189

2 BIDV (NH đầu tư và phát triển) 682 115 76 3 Agribank (NH nông nghiệp và phát

triển nông thôn Việt Nam) 621 138 140

4 VietinBank (NH công thương

VietNam) 492 115 89 5 Ngân hàng TMCP Đông Á 595 187 85 6 Sacombank (NH TMCP Sài Gòn Thương tín) 178 89 13 7 Techcombank (NH Kỹ thương) 156 55 51 8 VPBank (Ngân hàng TMCP

Ngoài quốc doanh) 118 7 83

9 ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) 102 64 8

10 MB (Ngân hàng TMCP Quân đội) 90 20 37

Tổng cộng 3924 1043 771

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển rời rạc và cắt khúc do mỗi ngân hàng tự đầu tư hệ thống ATM và người sử dụng phải chạy tìm đúng máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ mới có thể rút tiền được. Hạn chế này được khắc phục một phần sau khi bốn liên minh thẻ được thành lập, trong đó liên minh lớn nhất do Vietcombank chủ trì với 17 ngân hàng khác. Ba liên minh còn lại là Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia (gọi tắt là BankNet do ngân hàng Nhà nước chỉ định Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn làm trung tâm kết nối), liên minh VNBC giữa Ngân hàng Đông Á, Sài Gòn công thương Ngân hàng, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) và Ngân hàng Nhà Hà Nội (HBB) và liên minh giữa Ngân hàng Sacombamk và ANZ.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do chiến lược phát triển các phương tiện thanh toán hiện đại thay thế phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của Nhà Nước nên định hướng của Nhà Nước cho các liên minh thẻ chính là việc kết nối các liên minh này lại với nhau để trở thành một liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi không những chỉ cho những người sử dụng thẻ mà còn mang lại những lợi ích (về phương tiện máy móc thiết bị, về vốn và về công nghệ) cho chính những ngân hàng trong liên minh thẻ này.

Một phần của tài liệu 596 Giải pháp Marketing nhằm phát triển Thị trường thẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (vpbank) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w