Các giải pháp với vốn đầu tư trực tiệp nước ngoài FD

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 56 - 57)

- Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung;

giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn.

- Cần có chiến lược thu hút và sử dụng FDI trong từng giai đoạn một cách đồng bộ, hợplý, gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ đó. Các chiến lược phát triển cụ thể là các bước đi cần thiết để đạt được mục tiêu tổng thể mà kế hoạch dài hạn đã vạch ra. Chiến lược phát triển có thể được thiết kế trong khoảng thời gian 5, 10 hay 20 năm phù hợp với từng ngành, vùng. Trong đó, chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI nên theo hướng:

+ Đề xuất được định hướng thu hút vốn từ các đối tác quốc tế, trong đó có xác định rõ đối tác chiến lược.

+Đưa ra được các chính sách và giải pháp ưu tiên và khuyến khích thu hút và sử dụng vốn tương đối ổn định trên nhiều giác độ như miễn giảm thuế, ưu đãi giá thuê đất...

+ Nêu rõ các biện pháp về quản lý và thực hiện trả nợ nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp nhanh chóng. Tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng , Đặc biệt là giao thông , cảng biển , viễn thông, các nhà máy điện… nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt nam. Mạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, nhất là những công trình hạ tầng đang xây dựng dở dang và đã kéo dài nên được hoàn thành tránh sự lãng phí không đáng có

- Cần tăng cương công tác quy hoạch và xúc tiến đầu tư . Các cơ quan nhà nhà nước quản lý cần tiếp tục rà soát , cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch của từng địa phương ; tiếp tục việc thành lập và nâng cao hoạt động của các bộ phận xúc tiến đầu tư của các địa phương ; trong quá trình xúc tiến đầu tư cần chú ý tới việc kết hợp xúc tiến đầu tư , xúc tiến du lịch và hoạt động của các cơ quan đại sứ ở nước ngoài.

- Rất nhiều ý kiến từ phía các doanh nghiệp và các đối tác nước ngoài có liên quan đều lo ngại về những luật lệ và quy định mới, do đó cần xoá bỏ những giấy phép không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết.

Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài bằng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi trong lập qũy, vay vốn đầu tư ; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp phép, mở rộng chế độ đăng ký cấp phép.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w