Việt Nam bắt đầu mở cửa nhận dòng vốn FDI tư năm 1987 với việc thông qua luật đầu tư nước ngoài đầu tiên , từ đó đến nay chúng ta đã thu hút được một lượng lớn FDI trong suốt hơn 20 năm dù đã trải những giai đoạn kinh tế thế giới khó khăn như khủng hoảng kinh tế 1997 ở khu vực đông nam á hay khủng hoảng tài chính năm 2008 , đó là minh chứng cho sức hút mạnh mẽ của Việt Nam.
Trong năm 2009 vừa qua do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì lượng vốn FDI vào Việt Nam có phần giảm sút mạnh so với năm 2008 : vốn FDI đăng ký năm 2009 đạt 21,482 tỷ USD. Giải ngân vốn FDI trong năm qua ước tính khoảng 10 tỷ USD.
Khi xét tới vấn đề thu hút ODA có một thực tế dễ dàng nhận ra đó là việc phân bổ vốn ODA theo địa phương và vùng kinh tế có sự chên lệch rõ ràng khi các vùng như Đồng bằng sông Hồng , Nam Bộ cũng như các thành phố lớn như T.P Hồ Chí Minh , Hà Nội , Đồng Nai , Bình Dương .. thu hút trên 70% lượng vốn đăng kí .
Xét theo hình thức thì FDI đưa vào Việt Nam qua 3 hình thức chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn , doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh . Doanh nghiệp FDI đầu tiên đó là Vietsovpetro là kết quả liên doanh của Việt Nam và liên bang nga , tính đến hết năm 2007, chủ yếu các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 6.685 dự án
ĐTNN với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1.619 dự án với tổng vốn đăng ký 23,8 tỷ USD, chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn đăng ký 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. Có thể so sánh tỷ trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài tính đến hết năm 2004 là 39,9%, theo hình thức liên doanh là 40,6% và theo hình thức hợp doanh là 19,5% để thấy được hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn hơn.