Những hạn chế và tồn tạ i:

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

Trên thực tế, nguồn vốn trong nước của Việt Nam còn ẩn chứa nhiều hạn chế, tác động xấu đến hiệu quả sử dụng và vì thế, chưa đảm đương tốt các vai trò quan trọng của mình.

Việt Nam xuất phát điểm là 1 nước nông nghiệp lạc hậu, nên nhìn chung, năng lực vốn trong

nước còn yếu. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam mức cao nhất cũng chỉ khoảng 24 tỷ USD, kém

nhiều so với 1 số nước láng giềng như Indonesia (65tỷ USD) hay Philipin (45tỷ) chứ chưa nói đến các nước tư bản phát triển như Nhật, Mỹ… Năm 2010, dự trữ ngoại hối của Việt Nam thậm chí đã giảm mạnh, chỉ còn 16tỷ USD (giảm 34.86% so với 2009), tương đương 12 tuần nhập khẩu. Nói đến vốn trong nước, trước hết chúng ta đề cập đến nguồn vốn của dân chúng, vì nó đại diện cho sức mua của thị trường trong nước, 1 yếu tổ rất quan trọng quyết định khả năng hoạt động của thị trường. Thu nhập bình quân của Việt Nam mới vượt qua ngưỡng 1000USD, nghĩa là mới thuộc vào khối các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Vốn dân cư ít ỏi là vậy, nhưng cũng chưa được huy động thật hiệu quả. Người Việt Nam từ xưa đã có thói quen cất giữ của cải “trong két” theo đúng nghĩa đen, dưới dạng ngoại tệ mạnh hoặc vàng, mà không đưa vào lưu thông. Thói quen này hình thành do sự thiếu tin tưởng vào đồng nội tệ, và vô hình chung đã khiến cho 1 phần không nhỏ vốn dân cư không được sử dụng hiệu quả. Tình trạng “đô-la hóa” chính là 1 hậu quả của việc duy trì thói quen này.

Tiếp theo, ta phải xem xét đến khu vực tư nhân, khu vực đại diện cho nền sản xuất trong nước, là thành phần quan trọng nhất của 1 nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, khu vực tư nhân Việt Nam mới được hình thành từ sau Đổi Mới năm 1989, hiện còn rất non trẻ và thiếu kinh nghiệm. Mặc

dù từ sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp tư nhân đăng kí kinh doanh đã tăng vọt từ khoảng 31000 năm 2000 lên 460000 năm 2009 (tăng 15 lần chỉ trong 9 năm), nhưng hiện nay, số doanh nghiệp tồn tại được trên thực tế chỉ xấp xỉ 50%. Vấn đề đáng nói hơn là trong số lượng hùng hậu các DNTN đăng ký mới và còn hoạt động, cón số những doanh nghiệp tư nhân lớn còn quá ít ỏi và các doanh nghiệp quy mô vừa cũng vắng bóng.

Trong báo cáo top 500 doanh nghiệp lớn nhất của VietNam Report và VietNamNet công bố, vào năm 2009 chỉ có 28.9% trong số các doanh nghiệp này là của khu vực tư nhân. Con số này có tăng so với mức 24% so với năm 2008 nhưng phần lớn sự tăng trưởng này và cả tỷ trọng lớn trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn này là nhờ số đáng kể là DNNN cổ phần hóa. Còn trong danh sách 200 DN lớn nhất do UNDP công bố thì chỉ có 17 DN tư nhân. Con số này quả là ít ỏi. Báo cáo này cũng cho biết số DNTN thực sự lớn lên từ xuất phát ban đầu là DNTN rất hạn chế. Phần lớn trong số 17 DNTN đó là các doanh nghiệp được cổ phần hóa.

Sự thiếu vắng doanh nghiệp lớn cũng đồng nghĩa với việc trong thời gian trung hạn sẽ khó có thể có một vài DNTN Việt Nam có thể vươn xa hơn tới các quốc gia khác nhằm xây dựng một thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam ở quy mô đa quốc gia. Việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu Việt được biết tới ở nhiều quốc gia cần có sự đóng góp của những DNTN lớn này và không nên chỉ chỉ dựa vào các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp nhà nước. Đã có một số DNTN, bằng nhiều hình

thức khác nhau, nỗ lực xây dựng một thương hiệu Việt nhằm được biết tới trên thị trường quốc tế như Hoàng Anh Gia Lai, Trung Nguyên, Phở 24, Sacombank, CAVICO... nhưng để trở thành một tập đoàn đa quốc gia theo đúng nghĩa thì vẫn còn một chặng đường gian nan phía trước.

Trên đây là những hạn chế cơ bản của nguồn vốn dân cư và tư nhân ở Việt Nam. Những hạn chế này tuy gây khó khăn không nhỏ cho quá trình thực hiên các vai trò quan trọng của vốn trong nước, nhưng đây cũng chỉ là những khó khăn mang tính giai đoạn, chắc chắn sẽ xảy ra với bất cứ quốc gia nào có cùng xuất phát điểm như Việt Nam. Cùng với quá trình phát triển, học hỏi và hoàn thiện, những khó khăn ấy sớm muộn sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, những hạn chế tồn tại trong vốn nhà nước ở Việt Nam mới thật sự đáng quan tâm.

Lãng phí, thất thoát vốn nhà nước ở Việt Nam là những từ xuất hiện rất nhiều trên các phương

tiện thông tin đại chúng cả trong và ngoài nước. Nhiều vụ án liên quan đến tệ nạn trên đã bị phanh phui, như vụ biển thủ tiền hỗ trợ người nghèo ăn tết năm 2008, hay vụ kỷ luật ông Đoàn Văn Kiển, nguyên chủ tịch tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam TKV… Gần đây nhất là những sai phạm trong công tác cho vay vốn theo Chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐNG) của Chính phủ đã được phát hiện tại xã Thanh Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình). Việc kiểm tra cho thấy, từ năm 2006 - 2008, số vốn vay được phân bổ về xã này qua các hội: Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ đã bị “tung hứng” trắng trợn, và hàng trăm triệu đồng trong 1,4 tỉ do NH Chính sách xã hội (CSXH) huyện phân bổ về đã lọt vào tay... người giàu. Theo đó, tỉ lệ vốn XĐGN bị đem cho các hộ không nghèo vay có năm lên tới trên 50%, trong khi tổng số hộ nghèo được vay vốn chỉ chiếm 12 -15% tổng số hộ nghèo toàn xã. Ngoài ra, số hộ không nghèo thường được vay số tiền lớn (20 - 30 triệu), trong khi các hộ nghèo thực sự chỉ được vay số tiền ít hơn nhiều.

Giáo sư David Dapice (đại học Harvard) đã từng tính toán, với tốc độ đầu tư cao như Chính phủ đã báo cáo thì tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam phải đạt mức 9 - 10%. Để có được con số chính xác về thực trạng thất thoát vốn nhà nước là rất khó. Hầu hết các con số đưa ra đều bị đánh giá là chưa phản ánh chính xác mức độ nghiêm trọng của vấn nạn này, đều chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Căn cứ theo báo cáo của cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của Bộ Công an, từ năm 2005-2007 phát hiện 149 vụ, 231 đối tượng cố ý làm trái, tham nhũng, tiêu cực, làm thất thoát 671 tỷ, cho đến nay thu hồi được 167 tỷ.

Không chỉ nguồn vốn ngân sách và tín dụng nhà nước, nguồn vốn tại các doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn, tổng công ty cũng được sử dụng không mấy hiệu quả. Theo “Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi tới các đại biểu Quốc hội, nhiều tập đoàn, tổng công ty đang gặp khó khăn với những khoản nợ gấp nhiều lần số vốn. Trong số này, không ít đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ vào vốn vay ngân hàng, vốn chiếm dụng, cơ cấu tài chính lại không hợp lý, dẫn đến rủi ro về cân đối dòng tiền, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nên khả năng thanh toán không đảm bảo.

Tính đến 31/12/2008, một số đơn vị có tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu rất cao (trên 10 lần) là Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 với 21,6 lần; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam với 17,4 lần; Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 với 14 lần; Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp VN với 12,9 lần, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) với 10,9 lần… Báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng cho biết, tính đến 31/12/2008, tổng nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn gồm Dầu khí, Than khoáng sản, Cao su, Dệt may, Công nghiệp tàu thủy, Điện lực, Bưu chính Viễn thông, không tính tập đoàn Bảo Việt) là 128.786 tỷ đồng, tăng 20,54% so với cuối 2007 và chiếm gần 10% so với tổng nợ tín dụng đối với nền kinh tế tại cùng thời điểm. Một số đơn vị có nợ lớn là Tập đoàn điện lực Việt Nam với 66.764 tỷ đồng, chiếm 51,84% tổng nợ tín dụng của 7 tập đoàn. Tiếp đến là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với 21.477 tỷ đồng, chiếm 16,67%; Tập đoàn Vinashin nợ 19.885 tỷ đồng, chiếm 15,44%.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 26 - 28)