Từ năm 1987 chúng ta đã trải qua hơn 20 năm đón nhận vốn đầu tư nước ngoài , vốn FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho đầu tư của khu vực tư nhân , trong khi đó vốn ODA là nguồn bổ sung quan trọng cho ngân sách nhà nước.
Theo kết quả điều tra cho thấy vốn FDI vào Việt Nam tăng qua từng năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội . . Trong suốt thời kỳ 5 năm 1991-1995, tỷ trong đầu tư nước ngoài chiếm 22% và đóng góp khoảng 30% tổng số vốn đầu tư trong nước. Còn tính riêng 5 năm 1996-2000 so với 5 năm trước thì tổng số vốn đầu tư mới đạt khoảng 20,73% tỷ USD, tăng 27,5% tổng số vốn thực hiện đạt hơn 3260 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 44 tỷ USD. năm 2000 chiếm 18,6% và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16%. Năm 2008 khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 29,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tỉ lệ này năm 2009 là 25,7% .
Còn vốn ODA thì chiếm khoảng 3-4% trong GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,....
Cùng với vốn ODA thì nguồn vốn từ thị trường vốn quốc tế là nguồn bổ sung đáng kể cho ngân sách nhà nước và nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành trái phiếu quốc tế . Chính phủ Việt Nam đã hai lần phát hành trái phiếu quốc tế , trong lần thứ hai vào đầu năm 2010 chúng ta đã phát hành ra thị trường quốc tế 1 tỷ USD . Còn về phía các doanh nghiệp thì hiện nay có 2 doanh nghiệp là Tổng công ty điện lực việt nam và tập đoàn tàu thủy việ nam là 2 doanh nghiệp có lượng phát hành trái phiếu quốc tế lớn nhất