III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XÚC TIẾN HỖN HỢP TRONG
3. Các kết hợp SWOT về kế hoạch xúc tiến hỗn hợp tại công ty:
Bảng 5: Kết hợp SWOT ở Công ty SWOT Điểm mạnh (S) - Kinh nghiệm. - Đội ngũ cán bộ - Mục tiêu. - Sản phẩm. - Uy tín. - Hệ thống phân phối. Điểm yếu (W) - Xúc tiến hỗn hợp còn ít được quan tâm. - Ngân sách.
- Sản phẩm xuất sắc. - Bao gói.
Cơ hội (O):
- Gia nhập WTO. - Đối tác, nguồn hàng mới.
- Thị trường lớn.
- Cơ chế cạnh tranh mới. - Học hỏi kiến thức. - Giá dịch vụ giảm.
Phối hợp OS:
- Tăng cường truyền thông để giới thiệu sản phẩm.
- Tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới. - Tìm kiếm bạn hàng. - Liên kết.
Phối hợp OW:
- Cân đối trong ngân sách xúc tiến. - Học tập, ứng dụng kiến thức mới. - Tập trung vào những hoạt động xúc tiến mới chi phí thấp. Thách thức (T) - Cạnh tranh của các doanh nghiệp. - Hàng giả, hàng nhái. - Giá nguyên liệu. - Tâm lý người tiêu dùng.
Phối hợp TS:
- Tạo quan hệ lâu dài với khách hàng. - Xây dựng thương hiệu.
- Quan tâm đến bao gói. - Chủ động nguồn nguyên liệu. - Chủ động cạnh tranh. - Sản phẩm mới. Phối hợp TW: - Có kế hoạch cụ thể chi tiết.
- Nâng cao tính hiệu quả của hoạt động xúc tiến hỗn hợp. - Tăng cường quan hệ công chúng.
3.1. Phối hợp OS: Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.
- Công ty cần tận dụng những ưu thế về uy tín, chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Cần tăng cường hoạt động xúc tiến bán, quảng cáo để người tiêu dùng có cơ hội nhiều hơn để biết thêm thông tin về sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
- Tranh thủ việc mở cửa hội nhập, công ty cần tìm kiếm các nguồn nguyên nhiên liệu giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Trong tương lai, có thể áp dụng những hình thức liên kết kinh doanh với đối tác nước ngoài hoặc trong nước về sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao doanh thu.
- Cán bộ kế hoạch cần học hỏi những kinh nghiệm mới trong công tác kế hoạch hóa tại doanh nghiệp để áp dụng vào bản thân doanh nghiệp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch xúc tiến hỗn hợp.
3.2. Phối hợp TS: Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.
- Những nguy cơ đối với doanh nghiệp là hoàn toàn không tránh khỏi. Đích hướng đến của doanh nghiệp là khách hàng, hoạt động xúc tiến hỗn hợp là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy cần tạo sự gắn bó lâu dài giữa khách hàng và doanh nghiệp, có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo được chỗ đứng của mình trên thị trường.
- Tập trung đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xây dựng thương hiệu Hải Hà-Kotobuki để hạn chế nạn hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.
- Thường xuyên quan tâm đến công tác bao gói sản phẩm vì bao gói sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng đưa đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
- Có kế hoạch chuẩn bị đối với nguồn nguyên nhiên liệu để chủ động trong kinh doanh, hạn chế tăng giá thành sản phẩm.
- Chủ động trong việc đối phó với các doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc cải thiện chất lượng và chế tạo sản phẩm mới đáp ứng ngày càng cao nhu cầu người tiêu dùng.
3.3. Phối hợp OW: Doanh nghiệp tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu.
Hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế là cơ hội đối với tất cả các doanh nghiệp không chỉ riêng ở Hải Hà-Kotobuki. Cơ hội này khiến cho nâng cao tính lành mạnh trong cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời gây sức ép đối với việc quản lý kinh tế của Nhà nước phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó những hoạt động tiêu cực trong thương mại sẽ được hạn chế.
3.4. Phối hợp TW: Doanh nghiệp cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ.
Phát triển sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với sự tăng lên về quy mô và chất lượng. Muốn giảm thiểu các rủi ro của trước những nguy cơ trên, doanh nghiệp cần có những kế hoạch cụ thể từ trước chu kỳ kinh doanh để có sự chủ động trong thực hiện.
Doanh nghiệp cần xem xét các điều kiện của mình để có những giải pháp cho hoạt động xúc tiến phù hợp. Cần nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động xúc tiến.
Bên cạnh đó cần tăng cường hoạt động quan hệ công chúng để khách hàng và đại lý có cái nhìn đúng đắn về chất lượng của sản phẩm công ty, đồng thời có sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng.