I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BAN LÃNH ĐẠO
3. Sử dụng công cụ các bài nói chuyện
PR là một trọng những công cụ marketing có hiệu quả chi phí cao nhất, trong nhiều trường hợp hoàn toàn không phải chi một khoản chi phí nào mà vẫn thực hiện được mục tiêu PR. PR không chỉ giới hạn ở việc gửi đi các thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, tiến hành các hoạt động tài trợ, từ thiện... Các bài nói chuyện cũng là công cụ PR hiệu quả và ít tốn kém.
Một đặc điểm rất có lợi của thị trường điện thoại di động đó là sự phát triển không ngừng của các tính năng trong sử dụng điện thoại và người tiêu dùng luôn có nhu cầu hiểu biết về các tiện ích mới của chúng. Có rất nhiều đơn vị đề nghị trung tâm phân phối sản phẩm Nokia cộng tác phát triển các chuyên mục tư vấn cho khán giả về điện thoại di động. Đây là một cách quảng bá hiệu quả về sản phẩm của trung tâm. Việc một phát ngôn viên của trung tâm xuất hiện trước công chúng trong vai trò của một chuyên gia trả lời các câu hỏi của người tiêu dùng và giới thiệu về điện thoại Nokia là một cách làm hiệu quả hơn bất kỳ một hình thức quảng cáo mất tiền nào. Khách hàng là người muốn mua sản phẩm của chuyên gia. Nếu họ nằm trong số những thính giả được nghe về các buổi tư vấn của phát ngôn viên, họ sẽ nhớ kinh nghiệm đó và khi thấy cần mua điện thoại di động, họ sẽ tìm đến với trung tâm.
Thực hiện các buổi phỏng vấn với giới truyền thông chính là một bước nâng cao vị trí của tổ chức. Khi giới truyền thông tìm đến với tổ chức tức là các hoạt động PR đã thành công ít nhiều và đã gây được sự chú ý với
công chúng. Tuy vậy, việc trả lời phỏng vấn đài, báo, truyền hình nếu không thận trọng có thể làm sụp đổ sự cố gắng trong cả quá trình gây dựng tên tuổi trước đó, bởi đây là cách lan truyền tin tức mạnh và nhanh nhất. Vì vậy, trước khi thực hiện một cuộc phỏng vấn phải xác định được mục đích mà họ muốn phỏng vấn, họ đã biết bao nhiêu về đề tài đó và họ mong muốn biết thêm điều gì. Nên đề nghị cung cấp trước nội dung của cuộc phỏng vấn cũng như các câu hỏi để có sự chuẩn bị và đưa ra những câu trả lời chân thực và hấp dẫn nhất mà không hề ảnh hưởng đến tổ chức mình. Có thể có nhiều vấn đề để trình bày nhưng người tiếp nhận chỉ nhớ được vài điểm. Vì thế, người được phỏng vấn phải trình bày thật ngắn gọn và thu hút, nêu bật được vấn đề mấu chốt. Cán bộ PR có thể xây dựng một “ngân hàng dữ liệu thông tin truyền thông” để sẵn sàng trả lời chất vấn của giới truyền thông một cách nhanh chóng, đó là cơ sở dữ liệu về các sự kiện và số liệu – không chỉ về công việc của trung tâm mà những vấn đề trung tâm đang giải quyết. Các phóng viên thường thích những người có thể tìm kiếm dữ liệu giúp họ. Một điều hết sức quan trọng là cần có một vài phát ngôn viên được đào tạo bài bản.