Vai trò của bài tập thực hành

Một phần của tài liệu Luận văn: RÈN LUYỆN THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC doc (Trang 43 - 44)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3.1. Vai trò của bài tập thực hành

Trong quá trình dạy học Làm văn, nếu chúng ta chỉ chú trọng cung cấp lí thuyết thì học sinh sẽ không có cơ sở để vận dụng những tri thức đã học vào việc tạo lập văn bản cụ thể. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh sẽ không có sự độc lập sáng tạo ra những văn bản có giá trị. Khi đó, việc dạy làm văn sẽ không đạt được những mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, dạy Làm văn không thể tách rời lí thuyết với thực hành. Học lí thuyết để biết cách tạo lập văn bản, học thực hành để củng cố, khắc sâu thêm lí thuyết. Không những thế, thông qua thực hành, học sinh sẽ được rèn luyện các năng lực nói, viết trong giao tiếp và qua đó học sinh có điều kiện thể hiện năng lực tạo lập văn bản- những sản phẩm giao tiếp có giá trị.

Giờ luyện tập là giờ không thể thiếu trong quá trình dạy học Làm văn. Đó là giờ mà học sinh phải tự làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ở đây, học sinh tự làm ra sản phẩm và giáo viên là người kiểm tra, uốn nắn để cho ra những sản phẩm tròn trịa, theo đúng yêu cầu. Vậy đây là giờ dạy đòi hỏi giáo viên phải rất tỉ mỉ, cặn kẽ và phải có phương pháp phù hợp. Theo chúng tôi, để có một giờ luyện tập tốt thì giáo viên phải cho học sinh ôn lại những kiến thức đã học trước đó, rồi đưa ra hệ thống bài tập từ thấp đến cao và hướng dẫn học sinh cách giải từng bài tập đó. Sau khi học sinh dẫ làm xong bài tập, giáo viên có một động tác nữa là kiểm tra bài tập của các em, uốn nắn kịp thời những sai sót. Từ đó học sinh biết cách vận dụng tốt thao tác lập luận so sánh vào quá trình tạo lập văn bản và cả những tình huống khác trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Luận văn: RÈN LUYỆN THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC doc (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)