Phương pháp khai thác các đơn vị kiến thứ c kĩ năng về thao

Một phần của tài liệu Luận văn: RÈN LUYỆN THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC doc (Trang 31 - 33)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2.2. Phương pháp khai thác các đơn vị kiến thứ c kĩ năng về thao

lập luận so sánh trong quá trình dạy học

Đứng trước một nội dung cụ thể giáo viên phải có một cái nhìn bao quát về tiết dạy trong chương trình ngữ văn để xác định mục đích tích hợp, nội dung tích hợp, phương pháp tích hợp.

a. Xác định mục đích tích hợp

Khi dạy học thao tác lập luận so sánh, giáo viên cần bám sát vào mục tiêu bài học, để từ đó xác định mục đích tích hợp cụ thể cho bài học.Ví dụ khi

hình thành khái niệm so sánh, lập luận so sánh, giáo viên có thể tích hợp với bài “So sánh”- chương trình SGK Ngữ văn 6 (tập 2), bài “Lập luận trong văn

nghị luận”, “Các thao tác nghị luận” ở SGK ngữ văn 10, bài “Thao tác lập luận phân tích”, bài “Luyện tập vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh” (SGK Ngữ văn lớp 11)

b. Tìm vấn đề tích hợp

Trên cơ sở mục đích tích hợp, giáo viên sẽ xác định nội dung tích hợp sao cho phù hợp, tránh khiên cưỡng. Cần biết lựa chọn các khía cạnh để tích hợp, không rơi vào tình trạng lan man, làm lu mờ đặc trưng của thao tác lập luận so sánh. Ví dụ, khi hình thành khái niệm về so sánh, giáo viên căn cứ vào những tri thức học sinh đã biết về so sánh ở THCS, giúp các em củng cố lại kiến thức về so sánh, đặc điểm của lập luận so sánh, cách so sánh, mối quan hệ giữa so sánh với phân tích, tổng hợp. Như vậy, kiến thức, kĩ năng của học sinh về so sánh đã tăng lên một cách rõ rệt, có cơ sở chắc chắn.

Tích hợp với kiến thức sẽ dạy: trước bài thao tác lập luận so sánh là bài thao tác lập luận phân tích, tiếp sau bài thao tác lập luận so sánh các em sẽ học hai thao tác lập luận: thao tác lập luận bác bỏ, thao tác lập luận bình luận. Nếu các em biết kết hợp vận dụng tốt các thao tác này thì sẽ rất tốt cho việc làm văn của các em.

c. Xác định mức độ tích hợp

Mức độ tích hợp được xác định trên cơ sở nội dung tích hợp. Chọn được nội dung tích hợp phù hợp sẽ xác định được mức độ tích hợp. Vấn đề đặt ra là: chọn nội dung nào để tích hợp? Tích hợp đến đâu là vừa phải? Không nhất thiết là nội dung nào cũng tích hợp. Cần tránh khuynh hướng quá tải hoặc lặp lại, khiến cho mất đi đặc trưng của từng phân môn.

d. Chọn thời điểm tích hợp

Nội dung tích hợp quan hệ chặt chẽ với mức độ và thời điểm tích hợp, nghĩa là phải tích hợp đúng lúc, đúng chỗ. Khi có nội dung tích hợp thì cũng là lúc xuất hiện thời điểm tích hợp. Tích hợp trong từng thời điểm (1 tiết học, 1 bài học là tích hợp ngang. Còn tích hợp theo từng chủ đề là tích hợp dọc). Với bài thao tác lập luận so sánh thì chúng tôi sử dụng cả tích hợp dọc và tích hợp ngang.

Một phần của tài liệu Luận văn: RÈN LUYỆN THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)