THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY SÔNG THU.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài:" thực trạng kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty Sông Thu" potx (Trang 45 - 48)

ty có sự biến động đáng kể qua các năm . Năm 2005 doanh thu của công ty Sông Thu tăng rõ rệt . Từ hơn 75 tỷ đồng năm 2004 nhưng năm 2005 lại tăng lên một cách đáng kể và đạt 102,75 tỷ đồng, tăng 35,6% so với năm 2004 và 34,32% so với năm 2003 Nguyên nhân là do công tác đóng mới và sửa chữa tàu thủy trong năm 2005 đạt hiệu quả cao và doanh thu của ngành đóng mới và sữa chữa tàu thủy đã đóng góp một cách đáng kể trong tổng doanh thu của công ty .Doanh số của công ty tăng có thể nhận thấy chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2005 chi phí bán hàng tăng 38,92% so với năm 2004, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên đến 52,9% so với năm 2004 . Nguyên nhân của tình hình này một mặt do trong giai đoạn này tình hình nền kinh tế thế giới khủng hoảng và công ty Sông Thu phải có chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên công ty Sông Thu vẩn là đơn vị kinh doanh có lãi và lợi nhuận sau thuế của công ty đạt gần gấp 3 lần so với năm 2004 và 2003.

III. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY SÔNGTHU. THU.

1. Thực trạng về nguồn lao động:

Với đặc trưng là một đơn vị quốc phòng , lực lượng lao động của công ty Sông Thu bao gồm : sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng Do yêu cầu của thời đại và tính chất của ngành nghề hoạt động nên đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ cả về số lượng và chất lượng lao động . Điều quan trọng là lực lượng lao động phải được phân bổ một cách hợp lý , đúng tay nghề, đúng cấp bậc, đúng công việc. Do đó công ty Sông Thu có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề giàu kinh nghiệm được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau , trong và ngoài nước.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Phúc Nguyên

Lao động gián tiếp 116 22.92 120 22.86 124 22.30

( Nguồn: Phòng HC- LĐ- TL công ty Sông Thu)

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng lao động ở công ty Sông Thu từ năm 2003- 2005 đều tăng . Cụ thể năm 2004 tăng 19 người so với năm 2003 và năm 2005 tăng 50 người so với năm 2003 và tăng chủ yếu là ở bộ phận lao động trực tiếp.

Đối với lao động gián tiếp ta thấy số lượng có tăng lên song không đáng kể nhưng tỷ trọng lại giảm xuống . Năm 2003 tỷ trọng lao động gián tiếp 22.92% nhưng năm 2004 và năm 2005 lại giảm xuống còn 22.86% và 22,3% . Ở đây có sự khác biệt giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Trong khi lao động trực tiếp tăng tỷ lệ thuận với hằng năm thì lao động gián tiếp lại có xu hưóng giảm . Đây có thể là do yêu cầu và đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty Sông Thu

1.2 Đánh giá lao động theo tuổi nghề:

Tổng số lao động của công ty vào cuối năm 2005 còn được thể hiện qua tuổi nghề như sau:

Biểu 8: Lao động theo tuổi nghề năm 2005

Nhóm tuổi Tổng số Tỷ trọng 18 –25 44 9,4 26 – 35 245 47,3 36 – 45 199 35,8 46 – 55 36 7.2 >55 1 0.3

( Nguồn: Phòng HC- LĐ- TL công ty Sông Thu)

Qua bảng trên ta thấy rằng lao động ở độ tuổi 18 - 45 chiếm một tỷ lệ rất lớn trên 92% tổng số lao động toàn công ty . Điều này cho thấy, do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty , vì vậy đòi hỏi về trình độ chuyên môn , nghề nghiệp và sức khỏe của người lao động nên công ty rất chú trọng vào giới lao động trẻ để nâng cao khả năng năng động , sáng tạo và linh hoạt trong công việc.

1.2 Đánh giá lao động theo giới tính:

Biểu 9 : Lao động theo độ tuổi

ĐVT: người

Chỉ tiêu Năm

2003 2004 2005

Lao động nữ 42 42 45

Lao động nam 464 483 511

Tổng số 506 525 556

( Nguồn: Phòng HC- LĐ - TL công ty Sông Thu)

Nhìn vào bảng ta thấy rằng lao động nam chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng lao động của công ty. Bởi vì là do tính chất sản xuất kinh doanh của công ty là đóng mới và sửa chữa tàu thủy nên lao động nam như vậy là phù hợp.

2. Đánh giá nguồn lao động trong bộ máy quản lý :

Biểu 10: Tình hình lao động trong bộ máy quản lý

STT Chỉ tiêu Năm 2003 Tỷ trọng Năm 2004 Tỷ trọng Năm 2005 Tỷ trọng

1 Nhân viên Quản lý kỹ thuật 16 21.9 17 21.0 18 20.0

2 Nhân viên Quản lý kinh tế 29 39.7 30 37.0 32 35.6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Nhân viên hành chính 24 32.9 29 35.8 35 38.9

4 Nhân viên chính trị 4 5.5 5 6.2 5 5.6

5 Tổng cộng 73 100 81 100 90 100

( Nguồn: Phòng HC- LĐ- TL công ty Sông Thu)

Trong những năm qua cán bộ Nhân viên của bộ máy quản lý bao gồm: Nhân viên quản lý kỹ thuật, quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính và Nhân viên chính trị được bố trí ở các phòng, ban, phân xưởng, đội trạm được thể hiện trong biểu sau.

Từ biểu trên ta thấy, cán bộ Nhân viên quản lý qua các năm đều có xu hướng tăng lên năm 2004 tăng 8 người so với 2003, năm 2005 tăng lên 17 người.

Nhân viên kinh tế năm 2003 là 29 đến năm 2004 tăng 30 chiếm 35,8 % so với tổng số lao động quản lý là tương đối phù hợp với yêu cầu kinh tế của công ty

Nhân viên hành chính năm 2004 là 29 đến năm 2005 tăng lên 35 người điều này có thể làm cồng kềnh thêm bộ máy quản lý và chi phí trả lương tăng.

Nhân viên kỹ thuật đáng lẽ phải tăng, từ năm 2003 đến 2005 vẫn không tăng chỉ năm 2005 có tăng thêm 1 người . Như vậy Nhân viên kỹ thuật còn thiếu so với nhu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Phúc Nguyên

Lao động gián tiếp ở công ty thực tế hiện nay bố trí cho các phòng ban chức năng chưa được hợp lý, có bộ phận thì thừa như phòng hành chính tiền lương nhưng có bộ phận lại thiếu như phòng KCS chỉ có 3 nhân viên. Đây là 1 ngành đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, có nhiều rủi ro cho nên tàu thuyền được sửa chữa và đóng mới cần phải có chất lượng cao. Nhưng hiện tại phòng KCS của công ty chỉ có 3 người không đủ để thực hiện các công việc nếu có nhiều tàu đến cùng 1 lúc. Do đó cần phải chia công việc ra từng khâu, cho từng bộ phận để hoàn thành việc giao tàu cho chủ tàu..

Số lượng nhân viên của bộ máy quản lý đông nhưng hiệu quả không cao thể hiện giữa chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận không rỏ ràng. Có việc nhiều bộ phận chức năng cùng làm nhưng không ai chịu trách nhiệm như: Một số nhân viên không làm hết trách nhiệm, lãng phí nhiều thời gian, hiệu quả công tác thấp. Ngược lại có nhân viên làm không hết việc dẫn đến việc trả lương không đúng với số lượng và chất lượng lao động. Một trong những nguyên nhân của nhược điểm trên là nhà máy không có qui chế làm việc thống nhất. Chẳng hạn như: phòng kế hoạch kinh doanh hiện tại có 8 cán bộ quản lý nhưng phải làm rất nhiều việc từ ký kết các hợp đồng đóng tàu và sửa chữa tàu biển đến việc giao dịch, kiểm tra chất lượng... Công việc của phòng kinh doanh và KCS cứ chồng chéo lên nhau, phòng KCS do có ít nhân viên nên công việc của phòng KCS phòng kinh doanh phải cùng thực hiện nhiệm vụ. Nhưng đến khi công việc hoàn tất thì điều khó khăn lớn nhất là không phân chia được quyền lợi 1 cách đúng đắn có khi còn đổ lỗi cho nhau.

Nhìn chung bộ máy quản lý được hình thành trên cơ sở quy trình công nghệ với công suất hiện đại có tính đến xu hướng phát triển mở rộng của xí nghiệp, lao động biên chế ở các phòng ban phân xưởng bước đầu phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay tỷ lệ lao động trong hợp đồng đang có xu hướng tăng dần. Tại thời điểm năm 2004 và 2005 tỷ lệ lao động hợp đồng trên biên chế là 32%. Nhân lực có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm chủ yếu thuộc khối biên chế.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài:" thực trạng kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty Sông Thu" potx (Trang 45 - 48)