PLDS có được cán bộ các cấp nhận thức rõ hay không, thái độ có tích cực hay không và hành vi thực hiện có tốt hay không phụ thuộc khá nhiều vào việc các cơ quan chức năng tuyên truyền, tổ chức, chỉ đạo như thế nào.
Thực tế, trong một số năm qua, việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số của cấp uỷ, chính quyền ở nhiều địa phương cơ sở chưa thực sự được chú trọng. Mặc dù, PLDS ban hành từ tháng 1/2003 nhưng Nghị định 104/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của PLDS mãi tới tháng 9/2003 mới được ban hành. Do vậy, một bộ phận CBLĐQL chậm tiếp cận với Pháp lệnh, không hiểu rõ Pháp lệnh nên thái độ và hành vi chưa tích cực.
ở Yên Bái, việc quán triệt và thực hiện PLDS chậm trễ còn liên quan đến quá trình sát nhập và ổn định tổ chức của Uỷ ban DS - KHHGĐ và Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ của tỉnh. Quá trình hợp nhất kéo dài, biên chế không ổn định khiến cho nhiều Uỷ ban dân số huyện và ban dân số xã, phường lúng túng trong tổ chức, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên về DS - KHHGĐ lẫn triển khai thực hiện PLDS. Hơn nữa, sau sát nhập, khối lượng công việc của nhiều cán bộ thuộc UBDSGĐ&TE tỉnh tăng lên trong khi lương và trợ cấp không tăng. Những yếu tố này phần nào tác động đến nhiệt tình công tác của một số cán bộ của UBDSGĐ&TE tỉnh trong một thời gian. Đây chính là một trong những yếu tố ít nhiều tác động đến việc triển khai thực hiện PLDS của đội ngũ CBLĐQL các cấp.
Để làm rõ những tác động của các cơ quan chức năng trong thực hiện PLDS, điều tra còn hướng tới làm rõ trách nhiệm thực hiện PLDS của đội ngũ CBLĐQL. Thực tế, PLDS đã quy định khá rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân và vai trò của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện PLDS. Nhưng kết quả điều tra cho số liệu tổng hợp sau:
Bảng 2.13: Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện PLDS
Đơn vị tính: %
Trách nhiệm Số lượng Tỷ lệ %
Nghĩa vụ của từng công dân 263 87,3
Trách nhiệm của các tổ chức Đảng 97 32,3
Trách nhiệm của các tổ chức chính quyền 122 40,7
Trách nhiệm của các đoàn thể 147 49,0
Bảng số liệu trên cho thấy, phần đông CBLĐQL trả lời cho rằng, thực hiện PLDS là trách nhiệm của từng công dân chiếm tỷ lệ cao nhất 87,3%. Đây là một nhận thức đúng đắn, thực hiện PLDS là trách nhiệm của mọi công dân, không phải riêng tổ chức hay cá nhân nào.
Tuy nhiên, các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phải tham gia triển khai thực hiện công tác này. Song cơ quan có chức năng chính yếu nhất - ngành y tế, dân số mới được 61,3% ý kiến được họ đồng tình. Các tổ chức chính quyền được 40,7%; đoàn thể được 49% và cơ quan Đảng chỉ được 32,3% ý kiến đồng ý. Những số liệu này cho thấy, PLDS dù ban hành đã 3 năm, tuyên truyền, vận động thực hiện đã nhiều nhưng đến nay vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị còn chưa được đánh giá cao. Điều này phần nào đó, đánh giá vai trò, tác động thực tế của đội ngũ CBLĐQL trong việc thực hiện PLDS còn chưa thực sự cao.
Chương 3
một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng thực hiện pháp lệnh dân số 3.1. Một số giải pháp
Xuất phát từ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân số, DSPT/SKSS; xuất phát từ thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của CBLĐQL đối với PLDS ở tỉnh Yên Bái, để hoàn thiện và nâng cao chất lượng việc thực hiện PLDS cần chú ý thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: