Hiểu biết về thời gian và cơ quan ban hành pháp lệnh dân số

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với pháp lệnh dân số doc (Trang 38 - 40)

Chỉ báo đầu tiên để đánh giá nhận thức của CBLĐQL đối với PLDS là thời gian ra đời của Pháp lệnh này. Tổng hợp số liệu từ câu hỏi điều tra: PLDS ban hành vào năm nào? Số liệu cho thấy, tỷ lệ CBLĐQL trả lời đúng (PLDS được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9/1/2003, sau đó Chủ tịch nước công bố ngày 22/1/2003) là 55,3%; số CBLĐQL trả lời sai chiếm 32,7%, không biết 12%. Điều này cho thấy CBLĐQL biết về năm ban hành PLDS không cao.

Tỷ lệ người trả lời đúng về năm ban hành PLDS ở cấp huyện chiếm cao nhất là 69,2%, cấp tỉnh là 60,9%, cấp xã, phường là 25%. Trong đó, cấp xã, phường trả lời sai về

năm ban hành PLDS chiếm tỷ lệ cao nhất 70,6%, cấp tỉnh 26,8%, cấp huyện 13,8%. Số liệu này cho thấy có sự mâu thuẫn giữa nhận thức của các nhóm cán bộ và công việc thực tế mà họ đang làm. Cụ thể, cán bộ cấp xã, phường là những người trực tiếp nhất trong thực hiện công tác dân số nhưng PLDS ra đời năm nào họ lại ít nhớ chỉ 25% số người được hỏi trả lời đúng (xem biểu 2.1).

Biểu 2.1: Tương quan giữa năm ban hành PLDS với cấp công tác của

CBLĐQL 60.9 60.9 69.2 25 26.8 13.8 70.6 12.3 17 4.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 § óng Sai Kh«ng biÕt CÊp tØnh CÊp huyÖn CÊp x·

Bên cạnh chỉ báo đánh giá về thời gian ban hành PLDS, cuộc điều tra còn hướng tới làm rõ chủ thể ban hành PLDS. Điều này giúp xác định rõ hơn nhận thức của CBLĐQL đối với PLDS. Với câu hỏi: Đồng chí cho biết cơ quan nào ban hành PLDS, có 58% CBLĐQL trả lời đúng - đó là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Số ý kiến trả lời sai khá cao 40%. Số ý kiến này cho rằng PLDS do các cơ quan khác như Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em Việt Nam, Chính phủ hoặc Bộ Chính trị ban hành (xem biểu 2.2).

Biểu 2.2: Tỷ lệ CBLĐQL hiểu biết về cơ quan ban hành pháp lệnh dân số 58% 2% 40% § óng Sai Kh«ng biÕt

Những số liệu tổng hợp trên đã cho thấy, nhận thức của CBLĐQL về cơ quan ban hành PLDS còn khá mơ hồ, thiếu chính xác. Tuy nhiên, nhận thức này có sự khác biệt giữa các nhóm có học vấn khác nhau, nhóm có học vấn càng cao thì nhận thức đúng càng lớn. (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Hiểu biết của CBLĐQL về cơ quan ban hành PLDS phân theo trình

độ học vấn

Đơn vị tính: %

Hiểu biết về cơ quan ban hành

PLDS

Trung học phổ

thông Trung cấp Cao đẳng trở lên

Đúng 35,0 45,5 64,5

Sai 60,0 50,7 33,5

Không biết 5,0 3,8 2,0

Bảng số liệu trên cho thấy, biến số học vấn có ảnh hưởng đến nhận thức của người trả lời về cơ quan ban hành PLDS. Có tới 64,5% CBLĐQL có trình độ Cao đẳng trở lên trả lời đúng, so với 45,5% CBLĐQL có trình độ học vấn trung cấp và 35% CBLĐQL có trình độ trung học phổ thông. Trong khi đó, nhóm CBLĐQL có trình độ trung học phổ thông trả lời “không biết” PLDS do cơ quan nào ban hành chiếm tỷ lệ cao nhất (5%).

Như vậy, hiểu biết chung của CBLĐQL về năm ra đời và cơ quan ban hành PLDS còn thiếu chính xác. ở đây, yếu tố cấp công tác và tương đồng với nó là trình độ học vấn của CBLĐQL đã ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của họ về PLDS: cấp công tác càng cao (cấp tỉnh), trình độ học vấn cao (cao đẳng trở lên) thì nhận thức càng rõ hơn về thời gian ban hành và chủ thể ban hành của PLDS.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với pháp lệnh dân số doc (Trang 38 - 40)