Để thực hiện PLDS có hiệu quả, công tác tuyên truyền vận động là khâu rất quan trọng. Các hình thức tuyên truyền vận động phải phù hợp với từng đối tượng, từng vùng trong tỉnh. Thông thường những thông tin liên quan đến PLDS mà cán bộ các cấp tiếp cận được chủ yếu là từ công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng của các ngành, các cấp. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động được xác định là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của CBLĐQL đối với PLDS.
Thực tế, trong thời gian qua, khi chưa có Nghị định 104/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của PLDS, công tác tuyên truyền vận động để thực hiện PLDS ở Yên Bái còn những biểu hiện lúng túng do chính điểm 10, khoản 1, điểm a và một số điểm khác còn thiếu rõ ràng, có mâu thuẫn. Hơn nữa, một số cấp, ngành trong tỉnh chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện trong từng cơ quan các đơn vị. Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về PLDS chưa đầy đủ, thậm chí có phần sai lệch. Công tác thông tin giáo dục tuyên truyền còn hạn chế về nội dung và hình thức, chưa phù hợp với một số đối tượng, chưa tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao làm tăng mức sinh trở lại như đối tượng sinh con một bề là gái, các cặp vợ chồng người dân tộc thiểu số…
ý kiến trao đổi sau đây với lãnh đạo Hội đồng nhân dân cho thấy rõ điều này: “Theo tôi công tác truyền thông của chúng ta có phần sơ hở, bất cập, chủ quan với những thành công đã đạt được, chưa đi vào thực chất và tác động vào nơi sâu xa của phong tục tập quán muốn sinh con trai để “nối dõi tông đường”, tâm lý “đông con nhiều phúc”PVS, LĐ Hội đồng nhân dân tỉnh).
Đặc biệt, khi ban hành PLDS do lúng túng trong giải thích quy định về quyền chưa gắn liền với trách nhiệm của công dân nên một số CBLĐQL còn hiểu và tuyên truyền thiên lệch chỉ nói đến quyền mà không gắn liền với nghĩa vụ công dân. Điều này đưa đến nhận thức sai lầm, suy diễn là quyền đồng nghĩa với thoải mái, tự do, không hạn chế trong sinh sản. Tất cả đã tạo ra nhận thức, thái độ và hành vi sai trong cả cộng đồng và CBLĐQL về việc thực hiện PLDS.
ý kiến một cán bộ lãnh đạo phường sau đây cho thấy điều này:
“Từ khi PLDS ban hành, tôi nghĩ là Nhà nước cho các cặp vợ chồng tự quyết định số con nên vợ chồng tôi quyết định sinh con thứ 3 và hy vọng đó là con trai”. (PVS, LĐ phường, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái).
Hơn nữa, sự bất cập lúng túng của chính các cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông, nhất là truyền thông đại chúng trong giải thích một số quy định được ghi trong PLDS đã làm cho việc thực hiện các điều khoản của Pháp lệnh càng khó khăn. Ngay cả ở các cơ quan Trung ương, sự thiếu nhất quán trong giải thích về điều 10, khoản 1, điểm a đã làm cho các cơ quan chức năng và truyền thông ở cấp tỉnh, huyện và cơ sở xã, phường càng lúng túng hơn. Điều này đã được phản ánh phần nào qua số liệu điều tra được tổng hợp sau đây:
Bảng 2.12: Đánh giá của CBLĐQL về sự nhất quán trong tuyên truyền của
các phương tiện truyền thông về PLDS
Đơn vị tính: %
Mức đánh giá Khối Đảng Khối chính quyền Khối đoàn thể Khối doanh nghiệp Có 72,9 78,4 54,7 69,2 Không 6,8 9,9 30,2 23,1 Không rõ 20,3 11,7 15,1 7,7
Bảng số liệu trên cho thấy, dù có đa phần CBLĐQL đánh giá là tuyên truyền về PLDS đã là nhất quán, không mâu thuẫn. Nhưng tỷ lệ cao nhất đánh giá cũng mới chỉ là 78,4% ý kiến cán bộ của khối chính quyền, 72,9% khối đảng, 69,2% khối doanh nghiệp và 54,7% khối đoàn thể. Trong khi đó, còn 30,2% ý kiến của cán bộ khối đoàn thể, 23,1% khối doanh nghiệp, 9,9% khối chính quyền và 6,8% ý kiến cán bộ khối đảng cho là việc tuyên truyền về PLDS chưa nhất quán, thiếu đồng bộ. Phải chăng đây là một trong những lý do khiến cho PLDS thực hiện còn chậm và nhiều khó khăn. Thực tế này một lần nữa yêu cầu các nhà hoạch định chính sách cần phải rút kinh nghiệm để mỗi khi nhận thức hoặc tuyên truyền thực hiện một văn bản pháp lý nào đó phải hết sức thận trọng
trong từ ngữ, câu văn, kết cấu của văn bản phải thật lôgíc, chuẩn xác. Chỉ như vậy, việc thực hiện PLDS mới đạt hiệu quả tốt.
Vấn đề đặt ra, CBLĐQL tiếp cận và quán triệt những nội dung của PLDS qua những nguồn thông tin nào? Nguồn thông tin nào đem lại hiểu biết cho CBLĐQL nhiều nhất? Số liệu tổng hợp được từ khảo sát cho thấy, nguồn thông tin về PLDS mà CBLĐQL các cấp có thể tiếp cận là tương đối phong phú. Trong đó, phải kể đến một số nguồn thông tin như: đài; báo; tivi; hội họp; tập huấn (xem biểu 2.6).
Biểu 2.7: Nguồn cung cấp thông tin về PLDS cho CBLĐQL
81 79.3 81 45.7 41.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
§ µi B¸o Tivi Héi häp TËp huÊn
Biểu số liệu trên cho thấy, đa số CBLĐQL đã tiếp cận thông tin về PLDS chủ yếu từ các phương tiện truyền thông đại chúng như đài, ti vi, báo. Trong đó, đài, ti vi được CBLĐQL đánh giá cao nhất (81%), báo chí (79,3%). Hội họp và tập huấn tuy là những kênh thông tin đáng lý đưa lại nhiều thông tin hữu ích nhất cho CBLĐQL, song lại chính CBLĐQL được hỏi đánh giá không cao - chỉ 45,7% và 41,7%. Đây là điều cần phải chú ý để rút kinh nghiệm cho sự quán triệt, triển khai những văn bản có tính pháp lý về sau. Bởi lẽ, thông thường, văn bản pháp lý của Đảng, Nhà nước thường đến với CBLĐQL tốt nhất qua hội họp và qua lớp tập huấn. Đây là những hình thức quán triệt có hiệu quả cao.
Tóm lại, chính nhờ công tác thông tin truyền thông mà nhận thức, thái độ và hành vi của CBLĐQL về PLDS đã có chuyển biến căn bản. Song vì những lý do khác nhau như: Văn bản Pháp lệnh có chỗ chưa rõ ràng, tuyên truyền chưa nhất quán, phổ biến qua hội họp, tập huấn chưa nhiều khiến cho CBLĐQL quán triệt chưa sâu, hiểu chưa hết. Một số CBLĐQL có thái độ và hành vi thực hiện PLDS chưa rõ ràng, còn hạn chế.