64 tỷ USD), vượt 77,4% so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm 2006-2010.
3.7. Một số vấn đề khác:
Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài các cấp đáp ứng nhu cầu tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ và nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các hiệp hội doanh nghiệp thông qua các hoạt động của Nhóm M & D, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam...
Kiến nghị việc bổ sung vốn đối ứng của bên Việt Nam trong dự án JICA về ‘Tăng cường năng lực điều hành hoạt động đầu tư nước ngoài của Cục đầu tư nước ngoài để đẩy nhanh việc triển khai phục vụ công tác thu thập thông tin FDI và quản lý hoạt động XTĐT trong bối cảnh mới.33
KẾT LUẬN
Từ cuộc vận động gia nhập WTO và kể từ khi gia nhập WTO, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được cải thiện rõ nét. Tuy vẫn còn nhiều tồn tại song chính những tồn tại này lại chính là những cơ hội, bởi vì từ những điều này thì Việt Nam phải tìm cách vượt qua, và đó chính là một bàn đạp cho Việt Nam tiến xa hơn trên con đường phát triển kinh tế của mình. Bất cứ một nền kinh tế nào, một hướng phát triển nào cũng phải gặp nhiều chông gai, vất vả, điều quan trọng nhất là chúng ta vượt qua được những khó khăn xuất phát từ bên trong quốc gia của mình, đứng lên bằng chính đôi chân của chúng ta, đó mới là sự phát triển lâu bền.
Thế giới đã bước sang thế kỷ thứ hai mươi mốt, thế kỷ của toàn cầu hóa, mọi thứ có xu hướng sẽ quy về một thị trường chung, một thị trường rông lớn của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn, cái ranh giới đó sẽ dần dần biến mất, mọi người sẽ cất tiếng nói chung, cùng đồng tiền chung, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Và đó cũng là một lý do cấp thiết để Việt Nam xây dựng cho mình một tiềm lực lớn để thu hút hơn nữa các đối tác từ nước ngoài cũng như dòng chảy FDI vào quốc gia mình.
Cảm ơn các quốc gia trên toàn thế giới, bởi vì nhờ có họ chúng ta mới biết rằng chúng ta cần phải làm gì hơn nữa, cần phải phấn đấu gì hơn nữa. Và cũng cảm ơn các quốc gia đã giúp đỡ chúng ta, cảm ơn họ vì luôn ủng hộ Việt Nam cũng như từ họ ta rút ra được những bài học kinh nghiệm lớn lao. Việt Nam ơi , hãy phấn đấu nhiều hơn nữa, một tương lại rộng mở đang chào đón chúng ta, những người con Rồng cháu Tiên, hãy
cố gắng hơn nữa, từ những bước đi hôm nay, một tương lai sáng ngời thế hệ ngày mai. Hãy chứng tỏ với thế giới rằng, nước Việt Nam chúng ta, không phải là một nước tàn lụi của chiến tranh, của tro tàn đổ nát mà là một quốc gia có truyền thống lịch sử lớn lao, một dân tộc anh hùng, những anh hùng kinh tế.