Tình hình đầu tư năm 2009:

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện. (Trang 50 - 52)

64 tỷ USD), vượt 77,4% so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm 2006-2010.

2.1.2.2. Tình hình đầu tư năm 2009:

Vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam cả năm 2009 ước đạt 21,48 tỷ USD, vốn

thực hiện ước đạt 10 tỷ USD [ Phụ lục 3]

Về tình hình thực hiện, trong năm 2009, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp

nước ngoài đã giải ngân được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài năm 2009 đạt 29,9 tỷ USD, bằng 86,6 % so với năm 2008 và chiếm 52,7 % tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực đầu tư nước ngoài xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất khẩu và bằng 98 % so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2 % so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước.

Về tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong năm 2009 cả nước có 839

dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt

Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008.

Về ngành, lĩnh vực đầu tư, dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu

hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế

tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký,

24 Tham khảo từ http://vneconomy.vn/20081225023029490P0C10/von-fdi-dang-ky-vao-viet-nam-nam-2008-hon-64-ty-usd.htm 2008-hon-64-ty-usd.htm

trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm. Ta có thể thấy rõ hơn sự phân bổ FDI theo các ngành nghề qua biểu đồ sau:

Biểu đồ tỷ trọng vốn FDI vào các ngành năm 2009

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

Trong năm 2009, ngành dịch vụ lưu trữ và ăn uống thu hút FDI lên đến 8,8 tỷ USD chiếm gần 50% tổng số vốn FDI. Theo sau đó là ngành kinh doanh bất động sản với số vốn đầu tư là 7,6 tỷ USD chiếm 35,4% tổng số vốn, tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến chế tạo với số vốn là 2,97 tỷ chiếm tỷ lệ 13,8%, còn lại là các ngành nghề khác.

Về đối tác đầu tư, trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án

đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, đứng thứ ba là Samoa với tổng vốn

đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Về địa bàn đầu tư, Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN

nhất trong năm 2009 với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD25. [ Phụ lục 3]. Từ các con số trên ta xây dựng biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ tỷ trọng vốn FDI phân theo địa bàn đầu tư

Nguồn : Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Như trong biểu đồ ta thấy Bà Rịa Vũng Tàu là địa phương thu hút vốn đầu tư nhiều nhất qua các năm gần đây, đặc biệt nhất là năm 2009, chiếm tỷ lệ lớn nhất với 31,4%, Quảng Nam đứng thứ hai với tỷ lệ là 19,04%, kế đến là Bình Dương chiếm tỷ lệ 11,6%, tiếp theo là Đồng Nai chiếm tỷ lệ hơn 11%, Phú Yên và Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm gần 15%, còn lại hơn 10% là các địa phương khác.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện. (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w