64 tỷ USD), vượt 77,4% so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm 2006-2010.
2.1.2.3 Tình hình đầu tư 8 tháng đầu 2010.
Về tình hình thực hiện, vốn thực hiện 8 tháng đầu năm 2010 ước đạt 7,25 tỷ
USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2009. Xuất khẩu của khu vực FDI kể cả dầu thô ước đạt 23,94 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng xuất khẩu khác của khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 20,65 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ. Theo các báo cáo nhận được, trong 8 tháng đầu năm 2010 cả nước có 658 dự
án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 10,79 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số khá cao trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Trong 8 tháng đầu năm 2010, có 143 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 787 tỷ USD, bằng 14,2% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 8 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư
vào Việt Nam 11,57 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ 2009. [Xem phụ lục 4]. Về lĩnh vực đầu tư, công nghiệp chế biến chế tạo là lĩnh vực thu hút sự quan
tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với trên 3,7tỷ USD vốn đăng ký với 265 dự án đầu tư được cấp mới với tổng số vốn cấp mới là 3 tỷ USD và 102 lượt dự án mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh với tổng số vốn tăng thêm là 645 triệu USD, chiếm 31,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Với 6 dự án đầu tư được cấp phép trong 8 tháng đầu năm nhưng lĩnh vực sản
xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký khá
cao 2,94 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng đầu năm.
Kinh doanh bất động sản vẫn duy trì ở vị trí thứ 3 với 2,39 tỷ USD vốn cấp
mới và tăng thêm, chiếm 20,7% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng đầu năm.Trong đó, cấp mới chiếm tỷ lệ lớn với 16 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 2,36 tỷ USD.
Tuy nhiên trong 8 tháng vừa qua tại Thành Phố Hồ Chí Minh, thị trường bất động sản được xem là thị trường thu hút nhiều vốn đầu tư nhất với hơn 65,8% tổng vốn FDI vào TPHCM từ đầu năm đến nay đổ vào ngành bất động sản.
Biểu đồ Tỷ trọng vốn FDI vào TPHCM trong 7 tháng đầu năm 2010 Nguồn: Cục thống kê thành phồ Hồ Chí Minh
Qua biểu đồ trên ta thấy ngành kinh doanh bất động sản đang thu hút FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể theo cục Thống kê TPHCM, từ đầu năm đến giữa tháng 7 năm 2010, đã có 197 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.098 triệu USD, vốn điều lệ 441,6 triệu USD. Trong đó, ngành bất động sản dẫn đầu với 722 triệu USD, chiếm tỷ trọng tới 65,8%. Sự thay đổi tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cục diện các nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển sang đầu tư bất động sản tại Việt Nam.26
Về đối tác đầu tư, trong 8 tháng đầu 2010, có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có
dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ USD chiếm 19,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc là nhà đầu tư đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,92 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam, tiếp theo là Hoa Kỳ đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 1,87 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt trong 8 tháng đầu năm 2010, có sự xuất hiện của nhà đầu tư mới, Kenya lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam với
1 dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, có tổng vốn đầu tư đăng ký là 16 triệu USD.
Về địa bàn đầu tư, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN
nhất trong 8 tháng đầu 2010 với 2,23 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,15 tỷ USD, 1,25 tỷ USD và 1 tỷ USD. Trong số các dự án cấp mới trong 8 tháng năm 2010,
đáng chú ý có các dự án lớn được cấp phép là: dự án Công ty TNHH điện lực AES- TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD, dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD, công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu xây dựng, kinh doang khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại,kinh doanh bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD, dự án Công ty TNHH Posco SS- Vina tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 360 triệu USD. Trong tháng 7 và tháng 8 có 2 dự án FDI được cấp mới với quy mô vốn lớn là Dự án đường ống dẫn khí Lô B- ô Môn (Block B-omon gas Pipeline) với tổng vốn đầu tư đăng ký 773 triệu USD của Hoa Kỳ tại Cà Mau; dự án Cty TNHH Đồi Bạch Dương (dự án đầu tư khu phức hợp Đồi Bạch Dương) với tổng vốn đầu tư đăng ký 475,8 triệu USD của British West Indies tại Bình Thuận.27 [ Phụ lục 5]
Theo nghiên cứu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì Việt Nam rất cởi mở đối với việc thu nhận đầu tư trực tiếp FDI, (hạng 26 trong bảng chỉ số ETI 2010) và khá rộng rãi trong lĩnh vực thu nhận lao động ngoại quốc (hạng 46). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn rất khe khắt trong việc cho phép các doanh nghiệp 100% nước ngoài (hạng 102). Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư vốn nướ ngoài tại Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, nhiều bước phát triển rõ rệt, tuy nhiên phía trướ mắt vẫn còn rất nhiều khó khăn và Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa. Nếu nhìn toàn cảnh tình hình thu hút đầu tư tại Đông Nam Á, Việt Nam đứng vị trí thứ bảy mươi một, Malaysia xếp thứ ba mươi, Thái Lan thứ sáu mươi, và Indonesia thứ sáu mươi hai.