Doanh nghiệp Đức: Môi trường đầu tư Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Đức

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện. (Trang 71 - 72)

64 tỷ USD), vượt 77,4% so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm 2006-2010.

2.3.5 Doanh nghiệp Đức: Môi trường đầu tư Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Đức

Chỉ xếp sau Trung Quốc và Ấn Độ - 2 nền kinh tế nổi bật tại Châu Á, Việt Nam với 86 triệu dân hiện là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất tại châu lục này và được các nhà đầu tư Đức đặc biệt quan tâm. Yếu tố chính khiến quốc gia này trở thành điểm đến lý tưởng của doanh nghiệp nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia là lực lượng dân số trẻ, ham học hỏi.

Theo các doanh nghiệp Đức đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt mức 8% và được đưa vào danh sách các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới.

Trong một thập kỷ vừa qua, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với các nước tăng cao nhờ những mặt hàng nông sản xuất khẩu nổi tiếng như: Cà phê, hồ tiêu, gạo, trà, cao su, cá tra, cá basa ...

Ngoài ra, các ngành sản xuất và công nghệ cao cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia này.

Chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ tháng 1/2207, Việt Nam đã có thêm nhiều đối tác quan trọng, đặc biệt là Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước Tây Âu. Bên cạnh đó tham gia WTO, thị trường xuất khẩu dành cho Việt Nam cũng được mở rộng hơn. Không còn bị hạn chế bởi rào cản thuế quan, Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.

Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng tại châu Á

Ông Jan Noether thuộc Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp của Đức tại Việt Nam cho biết: "Hiện nay có hơn 250 doanh nghiệp Đức hoạt động tại Việt Nam, đa số hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và thương mại".

"Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, mối quan tâm của các nhà đầu tư Đức tới quốc gia này ngày càng tăng", ông nhận xét. Chỉ tính riêng trong năm 2008, Noether đã đón hơn 20 phái đoàn của các doanh nghiệp Đức sang tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Hiện nay, mức thu nhập của các lao động không có chuyên môn cao tại Việt Nam chỉ ở mức 120 - 150USD/tháng và trong năm tới có thể sẽ được điều chỉnh ở mức 150 - 180USD/tháng do tình hình lạm phát. Chính lực lượng lao động trẻ, ham học hỏi - tài sản quý giá của quốc gia, cùng với giá nhân công thấp là 2 yếu tố quan trọng tác động tới quyết định đầu tư tại đây của các doanh nghiệp Đức.

"Mặc dù không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay sẽ giảm đôi chút, ở mức hơn 6% do nhu cầu của khách hàng giảm sút. Tuy nhiên các nhà đầu tư Đức vẫn chọn Việt Nam cho vị trí thứ 9 trong top các quốc gia hấp dẫn đầu tư", Noether cho biết. "Ngoài ra, Việt Nam cũng cần chú trọng tới phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực hơn nữa nếu không muốn những yếu tố này trở thành trở lực trên con đường phát triển của kinh tế quốc gia".

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện. (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w