0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Cơ cấu huy động vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI ABBANK HÀ NỘI (Trang 50 -54 )

a. Cơ cấu huy động vốn theo chủ thể kinh tế

Xem xét tổng vốn huy động căn cứ vào chủ thể kinh tế sẽ cho thấy lượng vốn mà chi nhánh huy động được của từng đối tượng trên địa bàn.

Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể kinh tế.

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006

ST ST ST số tuyệt đối % số tuyệt đối %

HĐ từ dân cư 733,98 1.021,42 3.155,30 287,44 39,16 2.133,88 208,91 HĐ từ các TCKT 673,53 981,77 3.245,65 308,24 45,76 2.263,88 230,59 HĐ từ các TCTD 319,49 328,81 549,05 9,32 2,92 220,24 66,98 Tổng VHĐ 1.727 2.332 6.950 605 35,03 4.618 198,03 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy huy động vốn từ dân cư và từ các TCKT luôn chiếm khối lượng lớn và tăng mạnh qua các năm. Năm 2005 huy động từ dân cư là 733,98 tỷ đồng, huy động từ các TCKT là 673,53 tỷ đồng, năm

2006 huy động từ dân cư là 1.021,42 tỷ đồng tăng 39,16% so với năm 2005 tức tăng 287,44 tỷ đồng, huy động từ các TCKT là 981,77 tỷ đồng tăng 45,76% so với năm 2005, tức tăng 308,24 tỷ đồng. Năm 2007 huy động từ dân cư là 3.155,3 tỷ đồng tăng 208,91% so với năm 2006 tức tăng 2.133,88 tỷ đồng, huy động từ các TCKT là 3.245,65 tỷ đồng tăng 230,59% so với năm 2006 tức tăng 2.263,88 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ uy tín và ưu thế của chi nhánh trên thị trường huy động vốn truyền thống cùng với các biện pháp tích cực đã tạo điều kiện để chi nhánh tăng nguồn vốn huy động. Đặc biệt nguồn vốn huy động từ các TCKT tăng mạnh là do chi nhánh có mối quan hệ chiến lược với công ty điện lực Hà Nội, đây là tổ chức có lượng tiền thanh toán và tiền gửi lớn tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc huy động vốn. Đối với huy động vốn từ các TCTD mặc dù khối lượng huy động có tăng qua các năm nhưng ở mức thấp, năm 2006 chỉ tăng 2,92% so với năm 2005, đến năm 2007 tổng vốn huy động có sự tăng trưởng mạnh (198,03%) song huy động từ các TCTD chỉ tăng có 66,98% so với năm 2006. Như vậy có thể thấy chi nhánh đang thực hiện chủ trương hạn chế việc huy động từ các TCTD vì nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để thanh toán vốn giữa các ngân hàng nên tính ổn định không cao.

b. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền huy động.

Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền huy động.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

ST % ST % ST %

Nội tệ 1.346,7 77,98 1.868,6 80,13 5.907,5 85 Ngoại tệ đã quy đổi 380,3 22,02 463,4 19,87 1.042,5 15 Tổng VHĐ 1.727 100 2.332 100 6.950 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007) Trong cơ cấu nguồn vốn theo nội tệ - ngoại tệ của chi nhánh thì nguồn vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm, năm 2005 chiếm 77,98%, năm 2006 chiếm 80,13%, năm 2007 chiếm 85% so với tổng vốn huy động. Còn đối với nguồn vốn ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm dần: Năm 2005 là 22,02%, năm 2006 là 19,87% và đến năm 2007 giảm xuống còn 15%.

Như vậy trong mấy năm qua, chi nhánh luôn chú trọng vào đẩy mạnh huy động vốn bằng nội tệ, tuy nhiên với tỷ trọng nguồn vốn bằng nội tệ lớn có thể gây khó khăn cho chi nhánh khi có nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ. Do đó ban lãnh đạo của chi nhánh cần có biện pháp điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền một cách hợp lý hơn đảm bảo nhu cầu về vốn bằng cả nội tệ và ngoại tệ.

c. Cơ cấu huy động vốn theo thời hạn.

Căn cứ vào thời hạn nguồn vốn huy động có thể được phân thành một số loại thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%)

ST % ST % ST % Năm 06/05 Năm 07/06 TG không KH 495,6 28,7 890,8 38,2 2.926 42,1 79,74 228,47 TG KH<12 tháng 816,9 47,3 935,1 40,1 2.161,4 31,1 14,47 131,14 TG KH>12 tháng 414,5 24 506,1 21,7 1.862,6 26,8 22,10 268,03 Tổng VHĐ 1.727 100 2.332 100 6.950 100 35,03 198,03 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007) Bảng số liệu cho thấy tiền gửi không kì hạn của chi nhánh có sự tăng trưởng về khối lượng qua các năm: Năm 2005 là 495,6 tỷ đồng, năm 2006 là 890,8 tỷ đồng tăng 79,74% so với năm 2005, đến năm 2007 là 2.926 tỷ đồng tăng 228,47% so với năm 2006 và tỷ trọng cũng tăng dần qua các năm: Năm 2005 chiếm 28,7 %, năm 2006 chiếm 38,2%, năm 2007 chiếm 42,1% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn không ổn định tuy nhiên lại có chi phí rẻ. Khối lượng vốn này cao sẽ tạo điều kiện phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng và phát triển các dịch vụ khác tại ngân hàng. Đối với tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng mặc dù chiếm tỷ trọng tương đối cao nhưng lại giảm qua các năm: Năm 2005 chiếm 47,3%, năm 2006 chiếm 40,1%, năm 2007 chiếm 31,1% trong tổng vốn huy động, tuy nhiên về khối lượng vẫn có sự tăng lên qua các năm. Còn đối với tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng, năm 2006 tỷ trọng có giảm so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại tăng lên và chiếm 26,8% trong tổng vốn huy động. Loại tiền gửi

này tăng lên sẽ tạo sự an toàn cho chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu cho vay trung, dài hạn của khách hàng.

Như vậy chi nhánh đã có sự cố gắng trong việc cân đối nguồn vốn theo thời hạn, trong thời gian tới chi nhánh cần có sự điều chỉnh thêm để đảm bảo cơ cấu vốn huy động hợp lý đáp ứng nhu cầu vay của nền kinh tế một cách an toàn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI ABBANK HÀ NỘI (Trang 50 -54 )

×