Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của chinhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội (Trang 43 - 50)

năm vừa qua.

a. Hoạt động huy động vốn.

cụ thể để tăng cường khả năng huy động vốn. Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1: Biến động nguồn vốn qua các năm.

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Tổng VHĐ Sự tăng giảm

Số tuyệt đối %

2005 1.727

2006 2.332 605 35,03

2007 6.950 4.618 198,03

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007) Theo bảng số liệu trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh từ năm 2005 đến 2007 như sau: Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động là 1.727 tỷ đồng, năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là 2.332 tỷ đồng, tăng 605 tỷ đồng tức tăng 35,03% so với năm 2005, đến năm 2007 tổng nguồn vốn huy động là 6.950 tỷ đồng tăng 4.618 tỷ đồng tức tăng 198,03% so với năm 2006.

Như vậy, tổng vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm, đặc biệt đến năm 2007 có sự bứt phá quan trọng, thể hiện là tổng nguồn vốn huy động đã tăng 198,03% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 chi nhánh đã có sự mở rộng lớn về quy mô với sự gia tăng mạnh số lượng các phòng giao dịch. Từ đó đã khẳng định được tiềm năng to lớn và uy tín của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.

b. Hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của chi nhánh. Với sự đòi hỏi lượng vốn đầu tư ngày càng lớn của nền kinh tế, hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng có sự tăng trưởng, điều đó đã góp phần vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho chi nhánh.

Năm 2007 là năm mà chi nhánh có sự tăng trưởng tín dụng vượt bậc trên cơ sở áp dụng đầy đủ các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và của NHNN Việt Nam về an toàn tín dụng và phân loại nợ trong hoạt động tín dụng của mình. Chi nhánh đã rất chú trọng trong việc lựa chọn khách hàng và áp dụng các quy trình thẩm định, tái thẩm định chặt chẽ để giảm thiểu các khoản nợ xấu.

Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm vừa qua được thể hiện qua các bảng số liệu sau:

Bảng 2: Dư nợ theo thời hạn cho vay.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%)

ST % ST % ST % 2006/2005 2007/2006 Ngắn hạn 260,05 51,04 399,88 51,96 1.116,23 57,36 53,77 179,14 Trung dài hạn 249,45 48,96 369,72 48,04 829,77 42,64 48,21 124,43 Tổng DN 509,5 100 769,6 100 1.946 100 51,05 152,86

Bảng 3: Dư nợ theo thành phần kinh tế.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%)

ST % ST % ST % Năm 06/05 Năm 07/06 Kinh tế QD 56,05 11,00 65,42 8,50 110,92 5,70 16,72 69,55 Kinh tế tập thể 9,02 1,77 6,85 0,89 7,01 0,36 (24,06) 2,34 Kinh tế TBTN 318,43 62,50 498,7 64,80 1.307,71 67,20 55,61 162,22 Kinh tế hộ và cá thể 126 24,73 198,63 25,81 520,36 26,74 57,64 161,97 Tổng DN 509,5 100 769,6 100 1.946 100 51,05 152,86

( Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng các năm 2005, 2006, 2007) Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh năm 2005 là 509,5 tỷ đồng, năm 2006 là 769,6 tỷ đồng tăng 51,05% so với năm 2005, năm 2007 đạt mức 1.946 tỷ đồng tăng 152,86% so với năm 2006. Năm 2007 có sự tăng trưởng lớn như vậy là do có sự phát triển, mở rộng về quy mô và mạng lưới của chi nhánh. Trong đó, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng dần qua các năm. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm 51,04%, năm 2006 tăng lên 51,96%, đến năm 2007 tăng lên 57,36%. Trong khi đó thì tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm: Năm 2005 chiếm 48,96% tổng dư nợ, năm 2006 giảm xuống còn 48,04%, đến năm 2007 giảm xuống còn 42,64%. Điều đó cho thấy chi nhánh chú trọng hơn vào cho vay ngắn hạn và có xu hướng mở rộng cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên tổng cho vay trung và dài hạn vẫn tăng qua các năm để đảm bảo nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Năm 2006 tăng 48,21% so với năm 2005, năm 2007 tăng 124,43% so với năm 2006. Như vậy, đơn vị vẫn thực hiện tốt việc cho vay đối với khách hàng, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế cho thấy tỷ trọng dư nợ vẫn tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế TBTN (chiếm trên 60% tổng dư nợ), do các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này có quan hệ vay vốn tương đối tốt với Ngân hàng, họ là những doanh nghiệp làm ăn tương đối hiệu quả, khả năng thu hồi vốn của chi nhánh đối với thành phần kinh tế này cao. Kinh tế hộ gia đình, cá thể cũng được chi nhánh chú trọng đầu tư và tăng dần tỷ trọng qua các năm. Năm 2005 dư nợ của đối tượng này chiếm 24,73%, năm 2006 chiếm 25,81% và đến năm 2007 chiếm 26,74% so với tổng dư nợ. Bên cạnh đó, dư nợ thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể lại chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần tỷ trọng qua các năm. Bởi đây là các thành phần kinh tế có hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, hơn nữa trước tình hình kinh tế xã hội phát triển như hiện nay thì hai thành phần kinh tế này khả năng tồn tại là rất thấp.

Như vậy chi nhánh đã có sự cân đối khá tốt nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế, từ đó đã giúp cho chi nhánh thực hiện cho vay một cách an toàn và hiệu quả.

c. Hoạt động thanh toán quốc tế.

Tháng 12/2006, ABBANK đã khai trương trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội. Kể từ đó đến nay hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh đã phát triển ngày càng nhanh chóng cả về số lượng cũng như về chất lượng.

Việc ABBANK trở thành thành viên của hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính thế giới (SWITF) đã giúp cho chi nhánh khẳng định được vị trí và mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác trong và ngoài nước.

- Hoạt động kế toán - thanh toán: Trong những năm qua công tác thanh toán đã đảm bảo an toàn, chính xác. Chi nhánh thực hiện tốt việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi tập trung tại hội sở NHTM cổ phần An Bình. Công tác kế toán chi tiêu nội bộ, quản lý tài sản cũng được thực hiện tốt.

- Hoạt động ngân quỹ: Đảm bảo thuận lợi, an toàn, nhanh chóng và chính xác cho khách hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu quỹ.

- Hoạt động kiểm tra - kiểm toán nội bộ: Được coi trọng và tiến hành thường xuyên theo đúng quy chế kiểm soát nội bộ của NHTM cổ phần An Bình. Qua đó giúp cho hoạt động của đơn vị an toàn và hiệu quả hơn.

- Phát triển mạng lưới: Đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng, chi nhánh đã có sự cố gắng trong việc mở rộng số lượng các phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội. Trước sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế và dựa vào năng lực của bản thân, chi nhánh đã có sự tìm hiểu, nghiên cứu kĩ lưỡng và tiến hành đặt các điểm giao dịch ở những vị trí trọng yếu đảm bảo sự phân bổ hợp lý, thu hút được số lượng lớn khách hàng. Mặc dù là chi nhánh mới được thành lập, song đến nay chi nhánh đã có 13 điểm giao dịch hoạt động trên khắp địa bàn Hà Nội.

- Các hoạt động xã hội: Nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng, ABBANK Hà Nội cùng các chi nhánh khác của ngân hàng An Bình đã tham gia nhiều hoạt động xã hội ủng hộ đồng bào trên cả nước bị thiên tai, bão lụt cũng như tài trợ chương trình “Vòng tay nhân ái” của Bộ Y tế, một hoạt động quyên góp các quỹ để xây dựng các cơ sở y tế cho đồng bào nghèo trên cả nước.

Nhờ sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh và sự phát triển đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực, chi nhánh đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan thể hiện trên bảng số liệu sau:

Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%)

Năm 06/05 Năm 07/06

Tổng thu nhập 45.207 66.350 194.924 46,77 193,78

Tổng chi phí 21.434 25.970 63.657 21,16 145,12

Lợi nhuận tt 23.773 40.380 131.267 69,86 225,08

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007) Qua các năm tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận trước thuế đều tăng:

- Thu nhập năm 2005 là 45.207 triệu đồng, năm 2006 là 66.350 triệu đồng tăng 46,77% so với năm 2005, năm 2007 là 194.924 triệu đồng tăng 193,78% so với năm 2006.

- Chi phí năm 2005 là 21.434 triệu đồng, năm 2006 là 25.970 triệu đồng tăng 21,16% so với năm 2006, năm 2007 là 63.657 triệu đồng tăng 145,12% so với năm 2006.

- Lợi nhuận trước thuế năm 2005 là 23.773 triệu đồng, năm 2006 là 40.380 triệu đồng tăng 69,86% so với năm 2005, năm 2007 là 131.267 triệu đồng tăng 225,08% so với năm 2006.

Kết quả trên cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng của thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí, như vậy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác quản lý chi phí, giảm thấp chi phí hoạt động. Đặc biệt năm 2007 với sự mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh qua việc tăng mạnh số lượng các phòng giao dịch, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đã có sự tăng trưởng mạnh. Lợi nhuận trước thuế tăng cho

thấy sự thành công của chi nhánh trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới hoạt động, khai thác và phát huy tiềm năng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w