Về công tác đầu tư

Một phần của tài liệu 24 Marketing xuất khẩu của Công ty may Thăng Long thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 76)

Tích cực đầu tư đúng hướng, có trọng điểm và phát huy có hiệu quả các công trình đã đầu tư, tăng năng lực sản xuất của công ty.

- Xây dựng định mức vốn bình quân cho các bộ phận kinh doanh, giảm số ngày quay vòng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

- Xử lý tài chính triệt để, làm lành mạnh tình hình tài chính công ty.

- Xây dựng tỉ lệ hợp lý giữa vốn vay và vốn tự có trên cơ sở có cân nhắc khả năng huy động vốn cho các dự án từ các tổ chức tín dụng, công ty tài chính nhằm sử dụng vốn có hiệu quả, kích thích các nguồn lực để sản xuất phát triển.

- Cơ cấu lại hệ thống cổ đông trong đó Nhà nước không còn nắm giữ vốn chi phối nhằm tạo thế chủ động, linh hoạt cho công ty đồng thời phù hợp với yêu cầu cạnh tranh khi ra nhập WTO và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông đặt ra.

- Tiếp tục phát hành cổ phần huy động thêm vốn trong giai đoạn 2006 – 2008, nâng vốn điều lệ của công ty lên 33 tỷ đồng nhằm mở rộng sản xuất đầu tư vào các dự án mới. Việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu sẽ giúp củng cố, lành mạnh hoá và cải thiện cơ cấu tài chính hiện nay của công ty, giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tạo tiền đề cho công ty có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

- Trong thời gian tới công ty sẽ tham gia thị trường chứng khoán để nâng cao vị thế tài chính, hình ảnh, tăng cường sự hiểu biết và quan tâm của nhà đầu tư và khách hàng đối với công ty và sản phẩm của công ty.

3.3.1.2. Về con người

Hiện nay, nhìn chung lực lượng lao động của công ty đều được đào tạo căn bản, có kinh nghiệm sản xuất. Công ty đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động đào tạo và đào tạo lại về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn đối với người lao động. Có chính

sách lương phù hợp, các chính sách thưởng, trợ cấp và các chính sách khác nhằm động viên, khuyến khích người lao động trong công việc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó đội ngũ nhân viên làm marketing xuất khẩu của công ty còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động marketing xuất khẩu của công ty vì con người là yếu tố cơ bản quyết định phần lớn sự thắng lợi của bất kỳ hoạt động nào. Do đó công ty cần tuyển dụng được những người có đủ trình độ chuyên môn, được đào tạo một cách bài bản những kiến thức về marketing xuất khẩu. Với những nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc công ty có thể bố trí, sắp xếp ngay nhiệm vụ và công việc cho họ. Còn đối với những nhân viên mới chưa có kinh nghiệm thực tế cần tạo điều kiện cho họ làm quen với công việc, học hỏi kinh nghiệm từ những nhân viên đi trước cũng như tạo điều kiện để họ phát huy khả năng sáng tạo của mình nhằm nâng cao khả năng và kinh nghiệm làm việc cho họ. Bên cạnh đó, công ty cần thường xuyên tổ chức đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên này thông qua các buổi tập huấn, trao đổi với các chuyên gia trong ngành hoặc các khóa đào tạo nhanh ở trong nước cũng như nước ngoài do Tổng công ty Dệt may Việt Nam tổ chức. Có các chính sách lương, thưởng kịp thời để động viên, khuyến khích và giữ chân những lao động giỏi. Đó có thể là những phần thưởng vật chất hay sự quan tâm thăm hỏi về đời sống gia đình họ của ban lãnh đạo công ty…Tất cả những hoạt động đó sẽ tạo ra bầu không khí thỏa mái trong công việc, là động lực thúc đẩy cán bộ, công nhân viên của công ty hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động marketing xuất khẩu.

3.3.1.3. Liên kết với các doanh nghiệp trong ngành

Để giành chiến thắng trong cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, công ty cần chủ động liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu khác trong ngành dệt may. Chủ động liên kết, giúp công ty tránh được việc cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng như tạo ra sức mạnh tổng hợp để dành chiến thắng trước các đối thủ đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan…về giá cả, chất lượng, thị trường. Mặt khác, công ty còn phải liên kết và tạo lập quan hệ với các bạn hàng lâu năm của

công ty ở nước ngoài, sử dụng nhãn hiệu và kênh phân phối của họ để xuất khẩu hàng hóa, tạo tiền đề cho việc sử dụng nhãn hiệu và kênh phân phối của công ty để xuất khẩu hàng hóa sau này.

3.3.1.4. Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch và kiểm tra marketing xuất khẩu

Trong quy trình lập kế hoạch marketing xuất khẩu của công ty việc xây dựng chương trình hành động và trình tự kiểm tra cần phải hoàn thiện trong thời gian tới vì hai nội dung trên còn nhiều bất cập. Chương trình hành động cần phải chỉ rõ ai làm? Và làm như thế nào? Đây là căn cứ để tổ chức bộ phận marketting. Hoạt động kiểm tra cần được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và không chỉ kiểm tra trên giấy tờ, sổ sách mà cần tìm hiểu thực tế hiệu quả của hoạt động marketing xuất khẩu của công ty bằng cách thành lập một ban kiểm tra riêng biệt để họ tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty để từ đó có các biện pháp điều chỉnh hoạt động của công ty nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng nước ngoài.

3.3.2. Các kiến nghị

3.3.2.1. Đối với Bộ Công thương

- Ngày nay, kinh doanh trong cơ chế thị trường, thông tin là một trong những yếu tố quan trọng và nhiều khi là yếu tố quyết định sự thắng bại trong kinh doanh. Những thông tin về quy mô thị trường, thị hiếu, nhu cầu và sở thích của khách hàng là những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm chắc. Bên cạnh đó, những thông tin liên quan đến luật pháp- chính trị của nước nhập khẩu như luật bán phá giá, các điều luật về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh…đang là những rào cản rất lớn đối với những doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam mà Bộ Công thương cần tìm hiểu nắm bắt và cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tránh được những thất bại không đáng có do thiếu thông tin.

- Xúc tiến thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình một cách nhanh nhất đến khách

các hoạt động xúc tiến tại thị trường nước ngoài như việc nắm bắt thông tin liên quan đến các hội chợ, triển lãm dệt may tại nước ngoài để cung cấp cho doanh nghiệp và giúp đỡ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm này. Hay thông qua hoạt động ngoại giao, các chương trình nghị sự với lãnh đạo chính phủ nước ngoài, Bộ Công thương tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia, xây dựng hình ảnh về doanh nghiệp dệt may Việt Nam với quan chức chính phủ nước ngoài để họ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của mình. Thông qua những hoạt động ngoại giao này, doanh nghiệp có thể gặp gỡ với các nhà nhập khẩu nước ngoài, tự quảng bá thương hiệu của mình cũng như tìm kiếm các thị trường, kí kết các hợp đồng kinh doanh có lợi.

3.3.2.2. Đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam

- Để chủ động nguồn NPL, thời gian qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cùng nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã liên doanh hợp tác với nhiều tập đoàn nước ngoài để đầu tư các dự án sản xuất NPL dệt may, hướng đến mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa NPL lên 50% vào năm 2010.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong khi số dự án đầu tư vào ngành dệt may hiện nay chỉ “đếm trên đầu ngón tay” thì tốc độ triển khai các dự án cũng rất chậm, thậm chí không ít dự án vẫn còn trên giấy. Tại KCN dệt may Phố Nối B (Hưng Yên), tính đến nay Vinatex mới đưa vào hoạt động 3 nhà máy sản xuất chỉ khâu, dệt kim và nhuộm. Công ty liên doanh Phong Phú – ITG (Mỹ) dù đã đầu tư xây dựng khu liên hợp dệt nhuộm tại KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng) với tổng vốn đầu tư trên 80 triệu USD để sản xuất các loại vải cotton cao cấp xuất khẩu, nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động. Ở phía Nam, cụm nhà máy do Công ty cổ phần Việt Tiến Đông Á liên kết với Tập đoàn Tung Shing (Hồng Công) xây dựng tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng mới hoàn thành giai đoạn 1 (sản xuất lắp ráp thiết bị, linh kiện may công nghiệp). Dự kiến đến năm 2009 - 2010, liên doanh này mới tiếp tục xây dựng nhà máy sản xuất chỉ khâu (sản lượng 10 triệu cuộn chỉ/năm và nhà máy wash công nghiệp có công suất 10 triệu sản phẩm/năm) để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước…Đối với các dự án xây dựng trung tâm giao dịch NPL dệt may, đến nay vẫn

chưa có trung tâm nào hoàn thành theo kế hoạch. Trong khi các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đã có nhiều cơ sở vững chắc cho bước nhảy vọt trong xuất khẩu dệt may, thì xem ra, Việt Nam chỉ có thể nỗ lực để nâng tỷ lệ “gia công giá cao” chứ chưa thể thực hiện được việc chủ động nguồn NPL theo mục tiêu đã định. Điều đó cũng có nghĩa, việc nâng chất xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam còn lâu mới trở thành hiện thực. Trước tình hình đó, Tập đoàn Dệt may cần đẩy mạnh tiến độ xây dựng các nhà máy NPL để đưa vào hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, đồng thời cần quản lý hoạt động nhập khẩu NPL của các doanh nghiệp bằng cách chỉ sử dụng một nhà nhập khẩu duy nhất. Nhà nhập khẩu này chịu trách nhiệm liên hệ với đối tác nước ngoài để nhập khẩu NPL sau đó phân bổ cho từng doanh nghiệp theo nhu cầu sản xuất của họ. Điều này, giúp các doanh nghiệp chủ động hơn về nguồn nguyên liệu, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp, tránh việc bị nhà nhập khẩu nước ngoài ép giá…tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thiếu tính liên kết không chỉ là căn bệnh của doanh nghiệp ngành dệt may, nó đang trở thành điểm yếu căn bản mà hầu hết doanh nghiệp trong nước đang mắc phải. Nếu các doanh nghiệp chịu ngồi chung để thảo luận, đưa ra một mức giá chuẩn cho các nhà nhập khẩu thì chắc chắn tình trạng này không xảy ra. Và điều này sẽ làm thay đổi ý nghĩ “Việt Nam là một thị trường gia công giá rẻ”. Ngoài ra, tính cộng đồng và chuyên môn hóa trong sản xuất của doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn còn thấp. Một doanh nghiệp cùng lúc sản xuất quá nhiều mặt hàng, dẫn đến năng suất thấp. So với Trung Quốc, năng suất của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn 30%. Cái thiệt trước mắt đã thấy rõ. Nhưng tại sao các doanh nghiệp vẫn chưa chịu bắt tay liên kết để đạt được quyền lợi chung, thay vì chấp nhận nhìn người khác móc túi mình? Vai trò của hiệp hội trong vấn đề này thật sự quan trọng. Hiệp hội phải làm gì để các doanh nghiệp xuất khẩu chịu bắt tay, thỏa thuận một mức giá chuẩn, cạnh tranh lành mạnh? Đây không phải là một bài toán khó cho hiệp hội.

- Do thực tế, một doanh nghiệp không thể đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên của mình trong thời gian ngắn và doanh nghiệp cũng không đủ sức làm

công việc này một mình. Do đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam với nỗ lực của mình cần liên kết với các trường đào tạo nghề để có thể đào tạo được đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời, cần thường xuyên mở các lớp nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên làm marketing xuất khẩu của các công ty trong ngành dưới hình thức các buổi thảo luận, trao đổi với các chuyên gia trong và ngoài nước. Cũng như tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi cho cán bộ, công nhân viên trong ngành để động viên, khuyến khích người lao động trong công việc.

KẾT LUẬN

May Thăng Long là công ty có bề dày hoạt động từ năm 1958, có uy tín thương hiệu và thị phần khá vững chắc trên thị trường Việt Nam. Trải qua 50 năm phát triển, công ty đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm qúy báu cho hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc. Thực hiện chủ trương nâng cao giá trị xuất khẩu dệt may của lãnh đạo các cấp cũng như nhằm đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Trong thời gian qua, công ty đã áp dụng nhiều biện pháp marketing và đã đạt được những kết quả nhất định như sản phẩm của công ty đã có mặt ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với những thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộm…Tuy nhiên, cũng như những doanh nghiệp dệt may khác của Việt Nam, hoạt động marketing xuất khẩu của công ty chưa thực sự được chú trọng vì vậy chưa đạt được những kết quả mong muốn. Với kinh nghiệm, truyền thống, nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty cùng những giải pháp marketing xuất khẩu được đúc kết và những kiến nghị được nêu ra trong bài viết này hy vọng hoạt động marketing xuất khẩu của công ty sẽ thực sự đem lại hiệu quả cao trong thời gian tới giúp công ty đạt được những thành tựu lớn trong kinh doanh tại thị trường nước, khảng định thương hiệu sản phẩm may mặc Việt Nam với khách hàng nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Trần Minh Đạo- Vũ Trí Dũng (2002), Giáo trình marketing quốc tế, Nhà xuất

bản thống kê, Hà Nội.

3. Philip Kotler (1997), Marketing căn bản, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 4. Philip Kotler (1997), Quản trị marketing, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 5. Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, 2006, 2007 Công ty may Thăng Long.

6. Http://www.ssc.gov.vn/ssc/Detail.aspx?tabid=953&ItemID=5231.

7. Http://www.sggp.org.vn/congnghiepkt/2007/11/130203/.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

……… ……… ……… ……… ……… ……….

Một phần của tài liệu 24 Marketing xuất khẩu của Công ty may Thăng Long thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w