Khách hàng, thị trường và mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu 24 Marketing xuất khẩu của Công ty may Thăng Long thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 51)

Với nhận thức nhất quán “không có thị trường thì không có sự tồn tại và phát triển”, công ty luôn giữ vững thị trường truyền thống đồng thời không ngừng mở rộng thị trường mới bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cố gắng đảm bảo thời gian giao hàng, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khi khách hàng yêu cầu… đảm bảo đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Vì vậy, công ty đã có quan hệ bạn hàng với các khách hàng lớn trên thế giới như: SANMAR, ITOCHU, KWINTET, THE CHILDREN’S PLACE, TARGET,…

Bảng 2.4. Khách hàng, sản phẩm và thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty Đơn vị tính: Sản phẩm STT Tên khách hàng Sản phẩm Sản lượng/năm Thị trường xuất khẩu 1 SANMAR (USD) Quần, jacket 6.000.000 Hoa Kỳ

2 ITOCHU Sơmi, quần 3.000.000 Nhật

3 KWINTET Quần áo dệt kim 3.000.000 Đan Mạch

4 THE CHILDREN’S PLACE Quần 2.000.000 Hoa Kỳ 5 TARGET(USD) Dệt kim, sơmi 1.000.000 Hoa Kỳ

6 NEW WOLRD Sơmi, quần 1.000.000 EU

7 WAL-MART Áo jacket, sơmi 1.000.000 Hoa Kỳ

8 ONGOOD Quần, dệt kim 600.000 Hoa Kỳ

9 OTTO Jacket, quần áo dệt kim 500.000 Đức

10 BLOOMING Sơmi, dệt kim 300.000 EU

Nguồn: Thaloga Như vậy Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty với đủ các chủng loại hàng hóa trong đó đặc biệt là hàng dệt kim, quần các loại…Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như Nhật Bản, EU. Hai thị trường đầy tiềm năng với dân số đông và sức mua lớn nhưng đồng thời cũng rất khó tính về mẫu mã, chất lượng, đảm bảo thời gian giao hàng, đảm bảo các điều kiện kỹ thuật…Do đó, công ty cần có những biện pháp nhằm khai thác triệt để tiềm năng của những thị trường trên nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi quá phụ thuộc vào một thị trường

Một phần của tài liệu 24 Marketing xuất khẩu của Công ty may Thăng Long thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w