Giải pháp về xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH (Trang 62 - 66)

Từ việc phân tích về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và vai trò của cơ quan thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại hành chính cho thấy việc giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay là cực kỳ phức tạp và ít hiệu quả. Sự không rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại hành chính từ qui định của pháp luật đến thực tiễn đã khiến cho cả hai phía, người khiếu nại và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trách nhiệm đối với quá trình giải quyết, hết sức mệt mỏi và tốn kém nhiều thời gian công sức. Vì vậy chúng ta cần xem xét và có những sự thay đổi căn bản để có giải pháp cho vấn đề này.

Thứ nhất, về vai trò tham mưu của cơ quan thanh tra

Hiện nay, cơ quan thanh tra đang thực hiện vai trò tham mưu trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, đó là: xác minh, kết luận và kiến nghị

việc giải quyết. Vai trò này đã trợ giúp đắc lực cho cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn xảy ra bất cập là công dân khó xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, dẫn đến tình trạng công dân khi khiếu nại thì gửi đơn nhiều nơi, nhiều cấp nhiều ngành và nghĩa vụ của người khiếu nại là phải khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Để giải quyết vấn đề trên và phát huy vai trò của cơ quan thanh tra theo tôi cần phải thay đổi như sau: Cần quy định rõ cơ quan thanh tra là nơi tiếp nhận khiếu nại. Trong quá trình xác minh, cần quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan thanh tra được thực hiện những quyền hạn gì, tránh tình trạng hiện nay là cơ quan thanh tra sử dụng quyền hạn theo quy định của Luật Thanh tra do Luật Khiếu nại, tố cáo không quy định. Một vấn đề quan trọng nữa là văn bản kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần quy định về tính pháp lý của văn bản, tránh tình trạng hiện nay nhiều văn bản kiến nghị không được cơ quan quản lý nhà nước xem xét đến nhưng không nêu rõ lý do tại sao.

Thứ hai, về vai trò thanh tra, kiểm tra hoạt động giải quyết khiếu nại

hành chính của cơ quan thanh tra

Vai trò thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanh tra hiện nay, cũng góp phần quan trọng vào công tác giải quyết khiếu nại hành chính, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao hơn thì cần phải sửa đổi một số nội dung như sau:

Trước tiên cần quy định rõ những nội dung phải thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, bao gồm: việc triển khai thực hiện pháp luật về khiếu nại; nội dung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc tổ chức công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại; nội dung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, thuộc thẩm quyền; nội dung thanh tra,

kiểm tra trách nhiệm trong việc xử lý những vụ việc khiếu nại, đông người, bức xúc, kéo dài, phức tạp trên địa bàn.

Tiếp theo, cần quy định cụ thể quy trình, thủ tục tiến hành thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, bao gồm: kết hợp giữa nghe báo cáo với việc kiểm tra tình hình thực tế ở cơ quan, đơn vị; trực tiếp kiểm tra hồ sơ vụ việc nếu thấy cần thiết, kiểm tra sổ sách đăng ký theo dõi vụ việc và công tác tiếp công dân. Trực tiếp trao đổi với cơ quan, cán bộ thụ lý giải quyết vụ việc.

Ba là, vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý nhà nước về giải quyết

khiếu nại hành chính

Trong quá trình quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính, cơ quan thanh tra đã tiến hành ban hành các văn bản về giải quyết khiếu nại hành chính, tuyên truyền phổ biến pháp pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tổng hợp tình hình giải quyết khiếu nại…tuy nhiên để khẳng định vai trò của cơ quan thanh tra hơn nữa cần thay đổi một số quy định như sau:

Tách luật khiếu nại, tố cáo thành hai luật riêng, gồm Luật khiếu nại và Luật tố cáo vì qua thực tế áp dụng Luật Khiếu nại, tố cáo cho thấy đây là hai vấn đề có tính chất, nội dung khác nhau và như vậy sẽ khác nhau về thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết. Luật khiếu nại chỉ tập trung điều chỉnh việc khiếu nại và giải quyết khiếu khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tổ chức tiếp công dân và giám sát công tác giải quyết khiếu nại. Luật Tố cáo quy định về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức

trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; quản lý về công tác giải quyết tố cáo; giám sát công tác giải quyết tố cáo.

Kiến nghị, phản ảnh của người dân, đó là việc thể hiện ý chí, nguyện vọng của quần chúng đối với các cơ quan nhà nước về công tác quản lý, tình hình chấp hành chính sách, pháp luật... nên liên quan đến trách nhiệm tiếp nhận và xử lý của nhiều cơ quan nhà nước, không giống như việc giải quyết khiếu nại quyết định hành chính cá biệt, do đó nội dung này cần được điều chỉnh ở một văn bản pháp luật độc lập. Đó là luật về chưng cầu dân ý.

Về công tác tổng hợp tình hình khiếu nại cũng cần quy định rõ hơn về tổng hợp tình hình thực hiện tham mưu của cơ quan thanh tra, cũng như giải quyết khiếu nại của cơ quan thanh tra vì hiện tại chỉ thống kê tình hình giải quyết khiếu nại theo từng địa phương.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra cũng cần phải xây dựng các chương trình chuyên sâu về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại hành chính.

Thứ tư, về việc giải quyết khiếu nại hành chính của chính cơ quan thanh

tra

Cơ quan thanh tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại của chính mình. Đối với vai trò này, cơ quan thanh tra đã thực hiện rất hiệu quả do cơ quan thanh tra thường xuyên tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại; cùng với việc quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại. Vì vậy cần phát huy vai trò này hơn nữa trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w