Kết luận chung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DÂN DI CƯ VÙNG NHÀ THỜ THÁI HÀ, HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC (Trang 86 - 97)

I. KẾT LUẬN

Từ thực trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thời Thái Hà, Hà nội, có thể rút ra những nhận xét sau:

Kết quả nghiên cứu cho thấy di dân giờ đây không chỉ là sự lựa chọn mà là sự đòi hỏi của cuộc sống. Trong các nguyên nhân di cư của Giáo dân thì nguyên nhân kinh tế, khó khăn về điều kiện kinh tế, không có việc làm, điều kiện nhà ở… đóng một vai trò quan trọng.

Chính sự khác biệt kinh tế - xã hội và khoảng chênh lệch về thu nhập từ công việc giữa nông thôn và thành thị đã dẫn đến những tác động không mong muốn cho người dân nông thôn nói chung, người Công giáo nói riêng và thúc đẩy họ rời bỏ quê hương ra thành phố kiếm việc làm. Như vậy, nghiên cứu này một lần nữa lại khẳng định rõ hơn yếu tố bao trùm cho mục đích và nguyên nhân của mọi cuộc di chuyển dân cư vào Hà Nội là do điều kiện khó khăn về kinh tế, sự thiếu hụt việc làm (48.5%), mong muốn kiếm được việc và có thu nhập cao hơn (16.2%). Và Hà Nội cũng sẽ là nơi tạo mọi điều kiện cần thiết để các cá nhân mong có thể tự phát triển bản thân: có thêm tri thức và hiểu biết xã hội (32.6%) khi mà những điều kiện đó khó có cơ hội phát triển ở nơi đi.

Như vậy, so với mục đích chuyển cư vì lý do thu nhập, việc làm, Hà Nội đã đáp ứng tốt được những mong muốn của Giáo dân khi rời nơi ở cũ: 97% đều tìm được công việc thích hợp; số Giáo dân di cư không tìm được việc làm khi lên Hà Nội là hầu như không có (0,3%); có mức thu nhập tăng gấp 3.2 lần so với thời điểm trước khi di cư (chiếm 93,8%). Rõ ràng đây là mức thu nhập mà hầu hết Giáo dân di cư mong đợi khi đến làm việc tại Hà Nội và họ cảm thấy bằng lòng với cuộc sống ở Hà Nội (chiếm 75,7%) và quyết định sẽ tiếp tục ở Hà Nội lâu dài (chiếm 58%)

Sự thích nghi dần và sự hoà nhập của Giáo dân di cư vào thị trường lao động thành phố đã quyết định những cơ hội đem lại sự ổn định, năng động, cũng như rủi ro và

khó khăn mà họ có thể gặp phải. Theo đánh giá của bản thân Giáo dân di cư thì những vấn đề khó khăn mà họ thường gặp phải nhất đó là vấn đề về tìm việc làm. Mục đích của họ là tiếp tục ở lại thành phố.

Với Giáo dân di cư, vấn đề đăng ký tạm vắng, tạm trú chưa phải là vấn đề quan trọng nhất đối với họ. Ởđây luôn luôn tồn tại cả những khó khăn về vật chất và tinh thần; Và điều họ cần lúc này chính là sự hỗ trợ trong việc tìm nhà ở, sự hỗ trợ về ngân sách để ổn định cuộc sống, mong có công việc ổn định, đảm bảo về thu nhập cho không chỉ bản thân mà cho cả những thành viên trong gia đình: đảm bảo mức sống thoát nghèo, đảm bảo quyền được học hành của bản thân cũng như tương lai của con cái.

Theo kết quả nghiên cứu, có 57.1% Giáo dân di cư không thể có cơ hội để học tập và phát triển bản thân, dù chỉ là mong muốn được đào tạo một nghề gì đó làm nghề căn bản cho tương lai. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nhiều người không có cơ hội tiếp cận với giáo dục nhưng trách nhiệm gia đình luôn được đặt lên hàng đầu với họ. Thực tế cho thấy có đến 75.3% trong sốđó phải gửi tiền về cho gia đình, nên ngoài những chi phí cho sinh hoạt bản thân, các Giáo dân di cư cũng không có khả năng chi trả thêm cho bất cứ khoản phát sinh nào, trong đó bao hàm cả chi phí đầu tư cho phát triển bản thân (chiếm xấp xỉ 70% số trường hợp nghiên cứu). Số Giáo dân có thực sự có khả năng chi trả các khoản học phí thì lại không thể đầu tư về thời gian cho việc phát triển bản thân. Vòng luẩn quẩn của họ vẫn là đời sống thực tại.

Đểđảm bảo được mức sống và thu nhập như hiện tại, Giáo dân di cư cũng phải lao động vất vả, họ sẵn sàng làm mọi công việc, kể cả lao động rẻ mạt, nặng nhọc. Dù là công nhân hay lao động phổ thông nhưng phần nhiều họ đều phải làm việc cả tuần (78.9%). Số giờ tham gia lao động của họ cũng nhiều hơn so với những lao động thuộc các nhóm ngành khác. Trong số Giáo dân di cư là lao động phổ thông (chiếm 73.5%), thì có đến 36.9% cho biết họ phải làm việc nhiều hơn mức 8 tiếng/ngày, thậm chí là từ 12 đến 18 tiếng/ngày. Do đặc thù của công việc khác

nhau nên thời gian kết thúc công việc của họ cũng khác nhau: 66.5% Giáo dân di cư kết thúc công việc trong ngày từ 16h đến trước 20h và 22% trường hợp kéo dài công việc từ sau 20h đến sáng ngày hôm sau. Những trường hợp như vậy phần nhiều rơi vào các đối tượng là công nhân, lao động phổ thông. Thêm nữa số ngày nghỉ trong tuần của họ cũng gần như bằng 0 (chiếm xấp xỉ 80% trường hợp nghiên cứu điều tra). Vì vậy để có thểđầu tư một khoảng thời gian nhất định - khoảng thời gian cần thiết cho việc học tập, với bản thân họ là điều hết sức khó khăn.

Do đó, hầu hết Giáo dân di cư đã không có đủ khả năng đầu tư phát triển cho bản thân. Khả năng tiếp cận giáo dục của họ dù ít dù nhiều cũng có mối liên hệ tới năng lực bản thân và điều kiện kinh tế.

Bỏ qua những khác biệt về trình độ học vấn để cân bằng cơ hội tiếp cận giáo dục với hầu hết Giáo dân di cư, sự khác biệt (có ý nghĩa thống kê) về khả năng tiếp cận với giáo dục đã thực sự diễn ra giữa nhóm tuổi từ 19 - 24 và nhóm trên 35 tuổi. Đó là những khác biệt có liên quan đến sựổn định về kinh tế.

Nghiên cứu đã chỉ cho thấy cơ hội phát triển bản thân của cả 2 giới nam và nữ trong nghiên cứu này là như nhau, không hề có sự phân biệt, và ai cũng có khả năng ngang nhau trong quá trình tiếp cận giáo dục. Điều này hoàn toàn phù hợp với 1 trong 5 tiêu chí cần thiết để đảm bảo quyền lợi đối với giáo dục, đó là không có sự

phân biệt đối xử, ít nhất là về mặt giới tính.

Như vậy, căn cứ theo tình hình thực tế thì chỉ có 3.4% (12 trường hợp) Giáo dân di cư thực sựđáp ứng đủ các điều kiện cần thiết nhưđã nêu để phát triển bản thân. Có thêm tri thức và hiểu biết xã hội là một trong nhiều nguyên nhân khiến người di cư trẻ tuổi nói chung và lớp trẻ Giáo dân di cư nói riêng tìm đến đô thị, nhưng cơ hội tiếp cận của họ là hầu như không có. Cuộc sống của người di cư vốn dĩ đã không có nhiều thuận lợi, từ công việc cho đến nơi ở, hay tìm kiếm một sự thích nghi với hoàn cảnh mới với mong muốn thay đổi cuộc sống và phát triển bản thân. Sựđòi hỏi của cuộc sống dù ít dù nhiều đã không tạo được cơ hội thuận lợi cho họ được tiếp cận với các hình thức giáo dục khác nhau dù là học một nghề nào đó làm

vốn cho phát triển nghề nghiệp sau này. Áp lực cuộc sống và gánh nặng gia đình đã lấy đi của họ cơ hội được đến gần hơn giáo dục. Đây là một vấn đề thực sự khó khăn, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Đó là khi trình độ của người di cư nói chung và của Giáo dân nói riêng không được nâng cao, không đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết cho việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì di cư trở thành gánh nặng thay vì bổ sung thêm nguồn năng lực dồi dào cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của khu vực Hà Nội nói riêng.

II.KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Sự khác biệt về mức sống giữa nông thôn và thành thị đã trở thành nguyên nhân chính của di cư. Những người nông dân và những người làm nông nghiệp chính là những người có thu nhập thấp nhất và có cuộc sống bấp bênh. Vì vậy, trong chừng mực nhất định, di dân nông thôn nói chung và trong cộng đồng Giáo dân nói riêng, giờ đây không chỉ là sự lựa chọn mà là sựđòi hỏi của cuộc sống, và trở thành nhân tố tích cực cho sự phát triển nông thôn thông qua việc chuyển tiền về quê nhà, có thể kể cả việc chuyển giao kinh nghiệm làm ăn, tác phong công nghiệp và lối sống văn minh đô thị, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập nông thôn – đô thị.

Nghiên cứu cho thấy phần nhiều giáo dân di cư khi nhập cư vào Hà Nội có thể nói là không có tay nghề hoặc tay nghề không cao, đồng nghĩa với không có tay nghề là họ thường làm những công việc lao động giản đơn và nặng nhọc với thu nhập thấp. Theo kết quả điều tra thì đại đa phần đều nằm trong độ tuổi trẻ. Như vậy, để có thể khắc phục tình trạng trên, chúng ta cần đưa ra các hoạt động hướng nghiệp theo nhu cầu và nguyện vọng phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người di cư nói chung và giáo dân di cư nói riêng. Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm có thểđược coi là cơ hội thay đổi cuộc sống cho người dân, nhất là đối với tầng lớp thanh niên – thành phần không thể thiếu trong việc góp sức mình trong công cuộc chuyển đổi kinh tế. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở cửa, nhu cầu về một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và một đội ngũ công nhân lành nghề bậc cao đã và

đang hình thành. Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp sẽ là nơi đảm nhiệm đồng thời hai chức năng của mình là vừa dạy nghề cho xã hội vừa hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh phổ thông và cho người lao động có nhu cầu chuyển dịch nghề nghiệp trong cơ chế thị trường lao động, đảm bảo cung cấp đủ lao động kỹ thuật cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm sắp đến theo hướng tăng dần về số, nâng cao về chất lượng và đa dạng hóa chủng loại ngành nghề kỹ thuật phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

Tại các trường phổ thông, các trung tâm dạy nghề, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề, các cơ sở dạy nghề dân lập và tư thục, sẽ trang bị cho học sinh, học viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết, tạo cho người học có điều kiện tiếp cận với các nghềđể có dịp chọn nghề khi có điều kiện học lên hoặc có thể vào đời lao động khi cần thiết. Thông qua quá trình đào tạo, từng bước phổ cập nghề cho tất cả người lao động bằng cách đào tạo nghề ngắn hạn để sớm hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội, bồi dưỡng gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật với các loại hình lao động chính là: công nhân, nhân viên nghiệp vụ lành nghề diện rộng; công nhân, nhân viên nghiệp vụ lành nghề dạng hẹp; công nhân lao động kỹ thuật phổ thông.

Những nhóm khác nhau trong xã hội sẽ kỳ vọng những điều khác nhau từ hệ thống giáo dục. Và nhiều người đã coi giáo dục là cơ hội để con cái họ và chính bản thân họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Thực tế đã cho thấy tình trạng thiếu trầm trọng sự hỗ trợđối với vấn đềđào tạo. Và người nghèo, người lao động có thu nhập thấp sẽ luôn là người đến với giáo dục sau cùng. Vì vậy, việc trợ cấp kinh phí để mở rộng đối tượng tiếp cận dịch vụ giáo dục sẽ có lợi cho người nghèo và người lao động có thu nhập thấp, đồng thời cũng là đáp ứng được xấp xỉ 34% nhu cầu học tập và nâng cao trình độ của giáo dân di cư.

Trong nghiên cứu đã chỉ ra cho thấy những khó khăn của hầu hết lao động nói chung và của giáo dân di cư nói riêng chính là thu nhập hiện tại của họ phần nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu sống của bản thân họ và gia đình. Thu nhập thấp và

không ổn định đã trở thành một trong nhiều nguyên nhân cản trở họ tiếp cận với các dịch vụ giáo dục. “Trợ cấp tiền có điều kiện” sẽđược coi là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng cường số người trẻ tuổi tiếp cận với giáo dục, đồng thời nâng cao được trình độ cho người lao động. Cụ thể, Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghềđặt vấn đề với một số doanh nghiệp để xác lập sự liên kết giữa Trung tâm và doanh nghiệp trong khâu hướng nghiệp, dạy nghề. Sự liên kết được tạo dựng, cơ hội việc làm sẽ đến cho học viên.

Cách làm hiện nay của các Trung tâm vẫn làm là cân đối được nhu cầu “tìm người” của doanh nghiệp và nhu cầu “tìm việc” của học viên. Vì vậy có thể nhấn mạnh đến đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Sự gắn kết cần được đảm bảo xuyên suốt ngay từ giai đoạn chiêu sinh cho đến giai đoạn kết thúc khoá đào tạo, tạo điều kiện để người lao động vừa được học tập nâng cao tay nghề, vừa tham gia lao động nhằm ổn định cuộc sống.

Về phát triển của các địa phương, sự hỗ trợ từ Trung ương vẫn là một nguồn thiết yếu. Nếu coi vấn đề việc làm là một mục tiêu thiết yếu, họ có thể có các chính sách để thu hút đầu tư, tạo ra nhiều việc làm. Khuyến khích sự tham gia của các ngành trung ương, địa phương, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh doanh đầu tư phát triển các trường công nhân kỹ thuật, nghiệp vụđa dạng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đặc biệt, người chủ sử dụng lao động ở bất cứ nơi nào cũng là những nhân tố tích cực nhất và đóng vai trò trực tiếp trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, việc làm và việc làm bền vững vì họ vừa là bên cung vừa là bên cầu của quá trình sản xuất và là bên cầu về lao động. Khả năng của người sử dụng lao động đặc biệt về mở rộng sản xuất ở mỗi tỉnh, sẽ quyết định mức độ phát triển kinh tếởđó.

Về phía giáo hội Công giáo, ngoài sự trợ giúp về đời sống tinh thần, tổ chức giao lưu và cung cấp các thông tin cần thiết, giáo hội có thể xem xét đến việc cho vay vốn để phát triển nghề nghiệp nhằm đáp ứng xấp xỉ 13% nhu cầu của giáo dân trong khu vực. Sựđóng góp, quan tâm và tham gia trợ giúp của giáo hội nhiều hơn nữa sẽ

không chỉ là nguồn động viên giúp giáo dân vượt qua khó khăn mà còn góp phần quan trọng vào việc cải thiện và nâng cao đời sống nói chung cho giáo dân.

Nâng cao trình độ/tay nghềđể có nghề nghiệp ổn định và có thu nhập đảm bảo cuộc sống đối với người lao động di cư nói chung và giáo dân di cư nói riêng đã trở thành vấn đề cốt lõi cho sự phát triển. Khi các vấn đề vềđiều kiện kinh tếđược giải quyết và đáp ứng được mong đợi của nhiều lao động nông thôn cũng như của giáo dân thì di cư không còn trở thành vấn đề gây áp lực đối với các thành phố lớn cũng nhưđối với việc thiếu nguồn nhân lực tại địa phương.

Từ thực tế nghiên cứu, đề tài xin đưa ra một sốđề xuất một mặt nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân di cư, góp phần nâng cao nhận thức và điều kiện sống của người dân nói chung và của giáo dân di cư nói riêng, mặt khác nhằm nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục cho người lao động nói chung và giáo dân di cư nói (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DÂN DI CƯ VÙNG NHÀ THỜ THÁI HÀ, HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC (Trang 86 - 97)