Nguồn: Niên giám Thống kê HàN ội, 2001.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DÂN DI CƯ VÙNG NHÀ THỜ THÁI HÀ, HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC (Trang 54 - 55)

27 Nguồn: Di dân tự do đến Hà Nội. Thực trạng và giải pháp quản lý. TS. Hoàng Công Chức. NXB Chính trị quốc gia, 2004. 28 Nguồn: Dân số và phát triển ở Việt Nam: Dân số Hà Nội.Đặng Xuân Đường, Lê Hồng Kế, Hà Văn Quế. NXB Thế Giới, 2007. 28 Nguồn: Dân số và phát triển ở Việt Nam: Dân số Hà Nội.Đặng Xuân Đường, Lê Hồng Kế, Hà Văn Quế. NXB Thế Giới, 2007.

tác động không mong muốn cho người dân nông thôn nói chung, người Công giáo nói riêng và thúc đẩy họ rời bỏ quê hương ra thành phố kiếm việc làm. Trong nghiên cứu này, Giáo dân di cư xuất phát chủ yếu từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng: chiếm 82,3%; trong đó phần nhiều là Nam Định: chiếm 67,4%, Hà Tây: 16,3%, Thái Bình, Ninh Bình chiếm 12,8%; tiếp đến là các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc: Phú Thọ, Hà Nam, Yên Bái, Hoà Bình… (chiếm 9,7%) và Bắc Trung Bộ: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá (chiếm 7,1%). Điều này thể hiện rõ đặc điểm cơ bản về khoảng cách di chuyển của di cư: "khoảng cách ngắn _ phù hợp với nhiều quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu về di cư"29. Như vậy, nghiên cứu này một lần nữa lại khẳng định rõ hơn yếu tố bao trùm cho mục đích và nguyên nhân của mọi cuộc di chuyển dân cư vào Hà Nội là do điều kiện khó khăn về kinh tế, sự thiếu hụt việc làm (48.5%), mong muốn kiếm được việc và có thu nhập cao hơn (16.2%). Hay nói cách khác Hà Nội sẽ là nơi tạo mọi điều kiện cần thiết để các cá nhân có thể tự phát triển bản thân: có thêm tri thức và hiểu biết xã hội (32.6%) khi mà những điều kiện đó khó có cơ hội phát triển ở nơi đi. Với những lý do trên, người Công giáo đã quyết định nhập cư vào Hà Nội, mong có được những điều kiện tốt hơn. Hầu hết các quyết định di cư đều do bản thân người di chuyển quyết định (82.7%). Vai trò của người thân, bạn bè hay họ hàng cũng có những ảnh hưởng đáng kể dù không trực tiếp thúc đẩy di dân.

Thường thông tin về nơi nhập cư đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người di cư. Những người bạn hay người thân trong gia đình đã từng di cư là nguồn thông tin đáng tin cậy về di cư và sức ảnh hưởng của họđã dẫn tới việc di cư hàng loạt. Khi được hỏi về quyết định ra Hà Nội làm việc, nhiều Giáo dân cho biết họ cũng phải tự trang bị cho mình những thông tin cần thiết cho cuộc sống, các thông tin này dù ít dù nhiều cũng giúp cho họđưa ra quyết định di cư. Kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DÂN DI CƯ VÙNG NHÀ THỜ THÁI HÀ, HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC (Trang 54 - 55)