Định hướng phát triển ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)

IV. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng

2.1.1.3Định hướng phát triển ngành kinh tế

5 Các lĩnh vực văn hoá xã hội 3.837 16

2.1.1.3Định hướng phát triển ngành kinh tế

Trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu duy trì tốc độ phát triển khoảng 4-5%/năm. Chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ, tăng giá trị trên 1 ha canh tác, đảm bảo phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững. Mạnh dạn chuyển những chuyển những diện tích trồng lúa và làm muối kém hiệu quả sang sản xuất cây con có giá trị kinh tế cao. Quy hoạch vùng trồng cây xuất khẩu và

mở rộng diện tích vụ đông lên 25 – 26 ngàn ha. Phát triển chăn nuôi toàn diện, đa dạng, cải tạo giống vật nuôi để có năng suất và sản lượng thịt cao, mở rộng mô hình chăn nuôi trang trại và nuôi lợn ngoại.

Đẩy mạnh phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi trồng theo phương pháp thâm canh; phấn đấu đạt sản lượng 90- 95 ngàn tấn. Tỉnh sẽ tập trung đầu tư cho việc phát triển nhanh sản xuất giống thuỷ đặc sản có giá trị kinh tế cao, mở rộng hợp lý quy mô trang trại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Để khuyến khích việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, tỉnh sẽ khuyến khích phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; quan tâm đào tạo nghề và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Khuyến khích đầu tư , thu hút các dự án giải quyết việc làm vào các cụm công nghiệp nông thôn. Cùng với việc đẩy mạnh các chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyêt việc làm, tỉnh tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch, hệ thống thuỷ lợi, đê điều…phát triển các thị xã, thị trấn, thị tứ…

Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: tỉnh chủ trương phát triển mạnh ngành công nghiệp cơ khí – điện tử để trở thành ngành công nghiệp trọng điểm với các sản phẩm mũi nhọn như: đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ; lắp ráp ô tô, sản xuất hàng cơ khí xuất khẩu, cơ khí tiêu dùng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí xây dựng…phấn đấu đạt 35-40% đến năm 2010 chiếm khoảng 43% giá trị toàn ngành công nghiệp và đóng góp chủ yếu cho ngân sách của tỉnh.

Ngành dệt may là ngành công nghiệp truyền thống của tỉnh, trong giai đoạn tới sẽ tích cực thay đổi cơ cấu sản phẩm, tăng dần các sản phẩm có giá trị cao, tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm xuất khẩu. Các doanh nghiệp dệt, may chuyển hướng phát triển về các cụm công nghiệp nông thôn, làng nghề để giải quyết lao động tại chỗ. Phấn đấu đến năm 2010, giá trị sản xuất của ngành dệt may chiếm tỷ trọng khoảng 25% giá trị toàn ngành công nghiệp.

Các ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng các cơ sở thu mua, chế biến nông hải sản, thực phẩm cho các vùng nguyên liệu tập trung ở nông thôn.

Tạo bước phát triển nhanh, mạnh các ngành dịch vụ phấn đấu đến năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng từ 8-8.5%. Khai thác triệt để tiềm năng to lớn về dịch vụ, tỉnh sẽ quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển hạ tầng; tổ chức lại hoạt động du lịch theo hướng văn minh, hiệu quả, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh…; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm…Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh cho xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ, trọng tâm là thành phố Nam Định, Phủ Thiên Trường, Phủ Giấy, Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, bãi tắm biển Quất Lâm và Thịnh Long.

Về hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại: Đón nhận cơ hội mới Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động xuất khẩu hướng vào việc mở rộng các thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển các thị trường mới để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đã có như: thuỷ sản, thịt đông lạnh, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ…; phát triển các mặt hàng mới có tiềm năng xuất khẩu. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn đến đầu tư vào tỉnh. Thuê tư vấn nước ngoài xây dựng, quy hoạch không gian và xây dựng các dự án đầu tư cụ thể của thành phố Nam Định trở thành trung tâm Nam đồng băng sông Hồng. Quy hoạch phát triển, xây dựng thị trấn Thịnh Long thành thị xã trực thuộc tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)