Về chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 67)

IV. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng

19. HĐ làm thuê

1.3.2.6 Về chất lượng nguồn nhân lực

Đối với bất kỳ hoạt động đầu tư phát triển nào, vấn đề nguồn nhân lực luôn là vấn đề cần quan tâm và cần giải quyết. Hiện nay, tỉnh có khoảng hơn 1 triệu lao động nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 33% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, số lao động có chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Nam Định phân bố không hợp lý giữa thành thị và nông thôn, giữa khu vực Nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh, giữa các ngành nghề trong tỉnh. Hiện nay, các ngành sản xuất mũi nhọn của tỉnh như nông nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp chế biến còn thiếu nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Cơ cấu đào tạo chia theo trình độ không phù hợp với nhu cầu của xã hội và thị trường lao động về nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Vì vậy, để thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử thì phải có đội ngũ kỹ sư và lao động lành nghề để có thể chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài. Tỉnh có thể áp dụng hệ thống đào tạo nghề theo hướng hính thành hệ thống đào tạo lao động kỹ thuật thực hành với 3 cấp trình độ đào tạo:

Với trình độ bán lành nghề: người lao động được trang bị 1 hoặc một số kỹ năng nghề nhất định, diện hẹp nhằm phổ cập nghề cho người lao động, đáp

vừa và nhỏ, công nghiệp nông thôn, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng cơ hội có việc làm tại chỗ cho người lao động.

Với trình độ lành nghề: Người lao động được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng có chuyên sâu nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn, các khu công nghiệp, những dây chuyền sản xuất sử dụng công nghệ cao và phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động.

Với trình độ lành nghề trình độ cao: Người lao động được trang bị kiến thức chuyên môn kỹ thuật ở trình độ cao đẳng hoặc kỹ sư thực hành, có kỹ năng thành thạo, có khả năng vận hành, năng lực sáng tạo để xử lý các tình huống phức tạp, đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu của các dây chuyền sản xuất tự động, sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường sức lao động khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w