Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)

IV. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng

1.3.2.4Về cơ chế chính sách

19. HĐ làm thuê

1.3.2.4Về cơ chế chính sách

Kinh tế dân doanh chưa có chính sách ưu đãi nhất quán so với kinh tế quốc doanh và chưa được khuyến khích động viên đúng mức, hỗ trợ một cách thiết thực.

Việc hỗ trợ thực hiện các chương trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư như tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý, đào tạo cán bộ kỹ thuật, nâng cao kiến thức quản lý và cung cấp thông tin kinh tế còn hạn chế. Các dịch vụ hiện có chủ yếu chỉ được tiến hành trên cơ sở thương mại.

Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, các hình thức huy động vốn khác như phát hành trái phiếu đô thị, vốn ODA, vốn FDI, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vốn vay hỗn hợp của các tổ chức tín dụng…chưa được phát huy rộng rãi. Vấn đề xã hội hoá đầu tư chưa cao nên

việc kết hợp đầu tư Nhà nước và đầu tư của các thành phần kinh tế - đặc biệt là kinh tế tư nhân cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dịch vụ công cộng, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao chưa nhiều. Hình thức huy động vốn của các công ty cổ phần chưa linh hoạt nên chưa có khả năng tiếp cận với thị trường vốn.

Trình độ, năng lực quản lý của các chủ đầu tư, đặc biệt các chủ đầu tư là xã, phường, trường học, bệnh viện…còn yếu nên trong hoạt động đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản còn thất thoát, lãng phí, kéo dài.

Công tác giám sát đánh giá đầu tư là nhiệm vụ mới được Bộ Kế hoạch và đầu tư giao nhiệm vụ nên tỉnh chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện. Mặc dù các cụm công nghiệp, khu công nghiệp được tiến hành xây dựng từ năm 2001 song đến đầu năm 2004 Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định mới đựoc chính thức thành lập; trong khu tình hình thực tiễn cần đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh, đồng thời triển khai xây dựng khu công nghệ cao Mỹ Trung.

Có thể nói giai đoạn 2001-2006 đã đánh dấu sự chuyển biến về chất của nền kinh tế xã hội tỉnh Nam Định, góp phần cùng cả nước đi lên thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đặc biệt, trong các năm 2005, 2006 tỉnh đã đạt được những thắng lợi vượt bậc trên nhiều ngành, lĩnh vực, tạo tiền đề để đạt và vượt những chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn phát triển 2006 -2010, mở đầu cho thế kỷ mới, sự phát triển mới.

Các nguồn vốn đầu tư thực sự đã phát huy hiệu quả, tạo ra nhiều tài sản cố định cho nền kinh tế. Năng lực sản xuất của các ngành, lĩnh vực tăng lên, đời sống nhân dân từng bước cải thiện và nâng cao. Nền kinh tế tỉnh cũng như các ngành kinh tế đều có bước tăng trưởng khá và ổn định.. Các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư được tạo điều kiện khuyến khích đầu tư phát triển

Tuy nhiên, trên chặng đường phát triển của tỉnh Nam Định vẫn còn không ít khó khăn. Vốn đầu tư với quy mô tăng lên hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu: vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương còn hạn chế; vốn FDI không đáng kể; tỷ lệ huy động vốn nhàn rỗi chưa cao. Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu GDP và cơ cấu lao động. Sản xuất công nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu chưa tạo được ưu thế riêng cho địa phương. Các tiềm năng của tỉnh chưa được khai thác tối đa phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Năng lực quản lý đầu tư ở một số nơi còn yếu kém, làm giảm hiệu qua đầu tư…Những vấn đề này đã và sẽ được chính quyền và nhân dân Nam Định nỗ lực giải quyết và tháo gỡ để tiếp tục hoàn thành những mục tiêu cơ bản cho giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 2006 – 2010. Bằng những giải pháp thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, nhất định tỉnh Nam Định sẽ thực hiện thành công những mục tiêu nhiệm vụ đề ra để tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo xã hội và an ninh quốc phòng, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)