Về cơ cấu vốn đầu tư theo vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 61)

IV. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng

19. HĐ làm thuê

1.3.2.3 Về cơ cấu vốn đầu tư theo vùng kinh tế

Cơ cấu vốn đầu tư phân theo vùng của tỉnh còn chưa hợp lý. Hơn 50% vốn đầu tư tập trung ở TP Nam Định, phần còn lại dành cho 9 huyện của tỉnh. Trong điều kiện hiện nay, nhất là các huyện ven biển còn nhiều tiềm năng cho phát triển thì nguồn vốn đầu tư (cả vốn Nhà nước và vốn FDI) với quy mô

tại các địa phương, một mặt nâng cao đời sống vật chất của nhân dân trong tỉnh, mặt khác phát huy được thế mạnh của mỗi vùng.

Đối với các huyện ven biển, tỉnh cần thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhất là thành phần kinh tế tư nhân trong việc nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ; đánh bắt xa bờ; phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở cải tạo và mở rộng diện tích nuôi trồng ven biển, chuyển diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, phát triển mô hình kinh tế trang trại với quy mô hợp lý. Tỉnh cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng giao thông, các dự án cảng cá neo đậu và trung tâm đóng tàu biển Thịnh Long.

Đối với các huyện còn lại, tỉnh cần đầu tư mở rộng các cơ sở kinh doanh đang hoạt động theo hướng hiện đại hoá hoặc phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, trong tỉnh có gần 100 làng nghề, đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh đầu tư mở rộng các làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động trong lúc nông nhàn. Đồng thời, tỉnh phải có kế hoạch tìm đầu ra cho các sản phẩm kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trường trong khu vực dân cư sinh sống.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w