TÌNH HÌNH THAMGIA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty Xây dựng, Dịch vụ và hợp tác lao động với nước ngoài (Trang 43 - 48)

TY

II.1. Quá trình tham dự một gói thầu của Công ty

Công việc tham gia dự thầu do phòng Kế hoạch- Kỹ thuật đảm nhiệm có sự gíup đỡ của các phòng ban khác dưới sự chỉ đạo và tam mưu của giám đốc, phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.

Để có thể tham dự một gói thầu Công ty đã phải trải qua các công việc sau:

Quá trình tham dự một gói thầu

Ký kết hợp đồng sau khi trúng thầu Tìm kiếm thông tin và mua HS dự thầu

Chuẩn bị hồ sơ dự thầu Nộp hồ sơ dự thầu

II.1.1.Tìm kiếm thông tin và mua hồ sơ dự thầu

Để có thể tham dự một gói thầu Công ty chủ động tìm kiếm thông tin trên thị trường mời thầu về gói thầu để có được thư mời thầu về gói thầu đó.

Tiếp thị hay nghiên cứu thư mời thầu nhằm thu thập những thông tin sơ bộ về các vấn đề liên quan đến gói thầu như:

- Chủ đầu tư

- Ban quản lý dự án

- Nguồn vốn và quy mô của dự án

Thông qua các thông tin này, Công ty xem xét đánh giá khả năng về trình độ kỹ thuật, vốn lao động, khả năng cạnh tranh của Công ty có đáp ứng yêu cầu được không? Mặt khác xem khả năng gói thầu có thể mang lại lợi nhuận, việc làm,..., hay cơ hội trúng một gói thầu khác hay không?

Sau khi xem xét, Công ty nhận thấy mình có đủ khả năng và gói thầu mang lại lợi ích thì mới quyết định mua hồ sơ mời thầu. Vì nếu như nhận thấy không có hy vọng trúng thầu mà vẫn tham dự sẽ gây lãng phí công sức, tiền của, thời gian mà không thu hồi được thậm chí còn làm mất cơ hội tham dự gói thầu khác.

Ví dụ: Khi nhận được thông báo mời thầu công trình khách sạn HORISON, nhà hát lớn Hà Nội... sau khi tìm hiểu yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ,vốn đối ứng, các đối thủ cạnh trạnh Công ty nhận thấy nếu tham dự thì xác suất trúng thầu là rất nhỏ nên quyết định không mua hồ sơ mời thầu .

Vì vậy giai đoạn tìm kiếm thông tin và mua hồ sơ mời thầu được Công ty rất coi trọng.

II.1.2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu

Bên mời thầu đánh giá, lựa chọn nhà thầu thông qua hồ sơ dự thầu. Vì vậy sau khi mua hồ sơ mời thầu, Công ty nghiên cứu kỹ lưỡng các yêu cầu của gói thầu. Công tác đấu thầu đòi hỏi khắt khe về thời gian cũng như việc chính xác trong kết quả tính toán nên thông thường để hoàn thành một hồ sơ dự thầu toàn bộ phòng Kế hoạch- Kỹ thuật được huy động dưới sự chỉ đạo, tham mưu của Giám đốc, phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.

Theo quy chế đấu thầu một hồ sơ dự thầu phải bao gồm các nội dung sau:

- Nội dung về thương mại, tài chính - Nội dung về hành chính pháp lý

Trong đó nội dung về kỹ thuật và thương mại tài chính tốn nhiều công sức và có tỷ trọng điểm cao nhất.

II.1.2.1. Chuẩn bị nội dung về kỹ thuật

Căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ mời thầu để bóc tách khối lượng công việc cần làm trong gói thầu.

Nhà thầu phải hiểu rõ công việc nào phải làm thông qua bảng tiên lượng dự toán chi tiết. Thông qua bảng này nhà thầu có thể tính giá trị dự thầu. Điều quan trọng ở đây là nhóm kỹ thuật phải khẳng định tiên lượng đã bao gồm tất cả các công việc phải làm trong quá trình thi công. Bởi vì, có những công việc mà nhà thầu khi tiến hành tiên lượng công việc không được chào vì vậy nhà thâù khi trúng thầu vẫn phải thực hiện để đảm bảo chất lượng công trình như đã cam kết dẫn đến tăng chi phí cho thi công mà không được Bên mời thầu thanh toán.

Các biện pháp và tổ chức thi công của gói thầu được thể hiện qua bản thuyết minh các biện pháp thi công. Bản thuyết minh các biện pháp thi công thường bao gồm các nội dung chính sau:

• Giới thiệu chung về công trình

Ở phần này Công ty tóm tắt phần giới thiệu chung về công trình trong hồ sơ mời thầu, phần giới thiệu chung thường có những nội dung chính sau:

- Vị trí địa lý

- Nhiệm vụ công trình và các thông số kỹ thuật

- Hiện trạng công trình và nội dung sửa chữa( nếu là công trình sửa chữa và nâng cấp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Yêu cầu kỹ thuật

- Các quy định chung về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm xây lắp. - Yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại vật tư.

- Các yêu cầu về nghiệm thu khối lượng chất lượng công trình, xử lý chất thải môi trường, bảo hành công trình...

• Các biện pháp tổ chức thi công

Căn cứ vào các yêu cầu và bản vẽ kỹ thuật của công trình mà Công ty đưa ra các biện pháp tổ chức thi công phù hợp và hiệu quả nhất

a. Công tác chuẩn bị để mở công trường:

Tuỳ theo vị trí đặc điểm nơi tiến hành thi công công trình mà có phương án chuẩn bị mở công trường:

- Đường thi công:Mở đường thi công nếu chưa có, tận dụng đường giao thông có sẵn dùng phương tiện cơ giới và thô sơ để chuyển nguyên vật liệu. Chỉ cần gia cố thêm nếu thấy cần thiết.

- Lán trại: Tự thuê mướn trong dân, bố trí trụ sở làm việc tại hiện trường thi công để bàn giao công việc thường kỳ cùng bên A. Hạng mục này đơn vị thi công sẽ trình cụ thể với ban quản lý trước khi thi công.

- Điện nước dùng trong sinh hoạt: Dùng nguồn đã có sẵn trong dân, hoặc có thể huy động thêm máy phát điện.

- Kho bãi tập kết nguyên vật liệu: Có thể dựng kho với hình thức lán trại hoặc thuê kho trong dân.

b. An toàn lao động trong quá trình thi công:

Bất kỳ công trình nào nhà thầu cũng phải cam kết và có những biện pháp an toàn trong quá trình thi công :

- Cam kết thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ về bảo hộ lao động: bao gồm thời gian làm việc, chế độ lao động, chế độ bồi dưỡng độc hại, trang bị bảo hộ lao động, tiện nghi phục vụ sinh hoạt người lao động ( lán trại, nhà vệ sinh, nhà ăn...).

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh mặt bằng quanh phạm vi sinh hoạt và thi công, dự phòng các phương án chống lũ, phòng tránh dịch bệnh. - Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh

- Có biển hướng dẫn, biển báo an toàn giao thông đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

c. Phương án tổ chức thi công chi tiết.

Tuỳ theo đặc điểm, khối lượng công việc mà đưa ra các biện pháp thi công: tiến độ thi công,bố trí nhân lực, huy động máy móc cho thi công, sau đó được tổng hợp để tính tổng tiến độ thi công, tổng số nhân lực và máy móc cần huy động.

+ Tiến độ thi công

Tiến độ thi công là yếu tố quan trọng cần được giải quyết trong hồ sơ dự thầu, nó không chỉ thể hiện năng lực nhà thầu mà còn ảnh hưởng lớn đến chi phí và kết quả kinh doanh. Trong một công trình các công việc có thể tiến hành song song với nhau, có những công việc phải xong công việc trước mới thực hiện được. Căn cứ vào đó Công ty đã có những giải pháp cho tiến độ thi công phù hợp nhất. Ví dụ:

Bảng 7: Tiến độ thi công gói thầu số I - Gia cố kênh Bắc đoạn K0- K5 + 791-huyện Yên Định - Thanh Hoá

ST T T

Nội dung công việc Thời gian ( ngày)

Khoảng thời gian

1 Công tác chuẩn bị mở công trường

5 26/3-

30/3/2001

2 Thời gian đúc tấm bê tông 56 4/1- 25/5/2001

3 Thi công cống trên kênh 30 20/4-30/6/2001

4 Thi công gia cố lòng kênh 40 20/5/30/6/2001 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Hoàn thiện và bàn giao công trình

30/6/2001

6 Tổng thời gian 65

Tuỳ theo từng công trình, yêu cầu về thời gian mà nhóm kỹ thuật tính toán khối lượng máy móc cần thiết huy động sao cho đảm bảo hoàn thành công trình trong điều kiện hiện có.

Tính toán khối lượng máy móc có huy động;

- Chi phí máy thi công là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lớn nhất là đối với công trình cao tầng, kết cấu lớn.

- Tiết kiệm chi phí này được thực hiện trên cơ sở yêu cầu thực tế của từng công việc cũng như cả công trình và năng lực thiết bị hiện có.

Việc tính toán khối lượng máy phải được lập kế hoạch cụ thể, danh mục thiết bị chi tiết, nguồn huy động cũng như dự phòng trong trường hợp cần thiết.

Số lượng máy móc cần huy động cho công trình được thể hiện ở danh sách máy móc thiết bị dự kiến đưa vào công trình. Đó là khối lượng máy móc thiết bị sẵn sàng được đưa vào sử dụng khi trúng thầu.

Bảng 8: Máy móc huy động cho thi công

( Gói thầu số I Gia cố kênh Bắc đoạn K0 - K5 + 791- huyện Yên Định - Thanh Hoá)

STT Tên thiết bị- xe máy Đơn vị Số

lượng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty Xây dựng, Dịch vụ và hợp tác lao động với nước ngoài (Trang 43 - 48)