Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo và tăng cường công tác cán bộ ở vùng Công giáo, xây dựng lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay pptx (Trang 84 - 88)

, (2) Đỗ Quang Hưng Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam) Viện Nghiên cứu tôn

2.2.4. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo và tăng cường công tác cán bộ ở vùng Công giáo, xây dựng lực

tín đồ Công giáo và tăng cường công tác cán bộ ở vùng Công giáo, xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng tín đồ.

Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo còn thiếu và yếu, không đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Thực tế có một số cơ sở ở địa phương, cán bộ làm công tác vận động quần chúng giáo dân, lại nằm không chắc chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo, nhất là những chủ trương chính sách, quy định hướng dẫn mới ban hành. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc làm sai, những hành vi vi phạm chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước đốivới tự do tín ngưỡng. Không thể có kết quả tốt trong cuộc vận động quần chúng tín đồ Công giáo khi đội ngũ cán bộ không có khát vọng tự vươn lên, không có năng lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng. Người cho rằng: “Cán bộ là cái gốc cảu mọi việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.* Chính vì lẽ đó, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo và tăng cường công tác cán bộ ở vùng đạo Công giáo là rất cần thiết và cần phải làm ngay.

Cán bộ làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo hiện nay, phải là người vững vàng về chính trị, tư tưởng, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, phải là những cán bộ có bản lĩnh và tính thích ứng cao để hoạt động có hiệu quả trong môi trường của quần chúng theo đạo. Họ là những người thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương chính sách của Đảng ta về tôn giáo. Trung thành với mục tiêu của Tổ quốc và dân tộc nhưng lại có thể sống hoà hợp gắn bó trong môi trường Công giáo. Bởi vậy, họ phải được bồi dưỡng, đào tạo công phu, đào tạo mang tính chất chuyên sâu cán bộ công

*

(Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 269 – 240).

tác tôn giáo vận, phải được lựa chọn và chăm sóc chu đáo, trong qúa trình lựa chọn cán bộ cần gắn với qúa trình bồi dưỡng và đào tạo. Đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng giáo dân không chỉ được bồi dưỡng về kỹ năng vận động quần chúng mà còn phải học tập để nâng cao trình độ mọi mặt – cần học văn hoá, chính trị, kỹ thuật, học lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với lăn lộn trong thực tiễn phong trào quần chúng. Nói cách khác, cán bộ làm công tác tôn giáo vận phải chịu khó học tập và qua nhiều hình thức đào tạo – học trong thực tiễn, học trong sách báo, học qua trường lớp của Đảng, của Đoàn …

Đi đôi với việc nâng cao trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn, cán bộ làm công tác tôn giáo vận vùng Công giáo cần phải có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, nhiệt tình xông xáo, gương mẫu về mọi mặt để thực sự là “thủ lĩnh” chính trị trong phong trào quần chúng. Còn dặn đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác vận động quần chúng nói riêng, Bác Hồ nói: “Cán bộ muốn cho xứng đáng, phải làm được việc.

Muốn làm được việc, thì phải được dân tin, dân phục, dân yêu.

Muốn được dân tin, dân phục, dân yêu cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới, nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm trong sạch, chính đáng” * Hiện nay các cơ sở vùng Công giáo ở KonTum vẫn còn tình trạng cán bộ xa rời với quần chúng, làm việc theo phong cách hành chính,giấy tờ mệnh lệnh, như Bác Hồ nói: “Họ con “Các quan lắm!” *. Do đó, nâng cao năng lực công tác, nâng cao trình độ về mọi mặt và phẩm chất cho đội ngũ các bộ chủ chốt ở các cơ sở vùng Công giáo ở địa phương là đòi hỏi cần thiết hiện nay.

Một trong những vấn đề hết sức quan tâm đối với đội ngũ cán bộ ở các cơ sở vùng Công giáo ở KonTum hiện nay là chính sách đãi ngộ, sử dụng. Hầu hết cán bộ ở các cơ sở vùng Công giáo không có chế độ phụ cấp, việc bố trí công tác tôn giáo còn nhiều bất cập. Đó cũng là nguyên nhân làm cho đội ngũ cán bộ ở các cơ sở thiếu phấn khởi và không yên tâm công tác. Một số cán bộ phải kiêm nhiệm các chức danh, công

*

(Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 208).

*

(Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 208).

việc khác nên không có thời gian đầu tư thích đáng trong công tác quần chúng. Vấn đề này các cấp ủy Đảng, Chính quyền cần quan tâm giải quyết. “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên hệ thống chính trị trong công tác cán bộ” * Điều này, đòi hỏi các cơ sở cần chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, Chính quyền. Nên chăng cấp ủy Đảng, Chính quyền các huyện có những giải pháp đồng bộ về chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Nếu hiện nay chưa thể giải quyết đồng bộ trong phạm vi toàn tỉnh, thì chí ít trong vùng Công giáo cần được giải quyết ngay. Không nên để tình trạng là nơi có, nơi không; chế độ không đồng đều ngay trong phạm vi một huyện, tạo nên sự bất bình đẳng trong đội ngũ cán bộ cơ sở.

Xây dựng nòng cốt chính trị trong quần chúng tín đồ, thông qua các phong trào hành động cách mạng tại địa phương để xây dựng lực lượng cốt cán, cơ sở chính trị trong quần chúng có đạo. ở những địa bàn trọng điểm, có đông giáo dân phải bồi dưỡng cất nhắc những giáo dân tiêu biểu giữ các cương vị trong các đoàn thể để xua đi mặc cảm tự ti, để giáo dân hoà với cộng đồng. Qua phong trào mà tuyển chọn những giáo dân xuất sắc để phát triển Đảng. Chính họ là lực lượng cốt cán của vùng giáo. Họ sẽ là người chủ yếu tham gia vận động, thuyết phục lôi kéo những người chậm tiến, lạc hậu. Khi vùng giáo “có vấn đề” họ sẽ là chỗ dựa cho công tác đấu tranh. Người đồng đạo, người trong cuộc bao giờ cũng dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Cần chú ý xây dựng lực lượng cốt cán là các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, giáo viên, học sinh… theo đạo.

Vùng có đông giáo dân cần mạnh dạn đưa những đảng viên là giáo dân vào trong cấp ủy Đảng để họ được phát huy khả năng lãnh đạo, để trong Đảng có tiếng nói đại biểu cho tôn giáo vốn có lập trường chính trị phức tạp.

Là Đảng viên đồng thời họ còn là tín đồ, vì vậy cần phải tạo điều kiện cho Đảng viên là giáo dân thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Nếu không những đảng viên này sẽ bị vợ con, họ hàng xa lánh, họ trở nên cô lập giữa cộng đoàn và sẽ không còn tác dụng. Đây là một vấn đề lớn có liên quan đến lý luận cũng như điều lệ của Đảng Cộng sản Việt

*

(Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 145).

Nam. Trong điều kiện đổi mới, từ Trung ương Đảng đến cấp ủy Đảng cơ sở cần phải có cách nhìn mớivề vấn đề này. Bởi vì do cách thực hiện cứng nhắc mà thời gian qua cơ sở Đảng kết nạp được rất ít Đảng viên là tín đồ Công giáo.

Đảng viên là tín đồ Công giáo cần được quan tâm bồi dưỡng về quan điểm, lập trường, đặc biệt là về đường lối, chính sách tôn giáo để trước hết quán triệt cho họ, sau đó họ sẽ là nòng cốt tuyên truyền, vận động và đấu tranh với nưnữg việc làm sai trái. Đảng viên là tín đồ Công giáo còn phải được quan tâm về đời sống vật chất, giúp họ làm kinh tế giỏi để từ đó họ là tấm gương sáng giữa những người đồng đạo.

Thực tế cho thấy những vùng có đông giáo dân, có tình hình phức tạp nếu ở đó có được một lực lượng đảng viên là tín đồ Công giáo đủ mạnh thì phong trào phát triển tốt. Ngược lại, nếu ở đó có lực lượng đảng viên là tín đồ Công giáo yếu kém thì ở đó phong trào không phát triển, thậm chí bị kẻ địch lợi dụng, lôi kéo giáo dân và cả đảng viên gốc giáo thực hiện mưu đè chính trị điển hình như: ở KonTum và các tỉnh lân cận như Gia Lai, Đắc Lắc vừa qua, kẻ xấu lợi dụng kích độngu quần chúng tín đồ, lôi kéo cả đảng viên gốc giáo là đại biểu Hội đồng nhân dân xã, là thôn trưởng, thôn phó tham gia biểu tình chống lại chính quyền địa phương giáo hội cơ sở. Ban hành giáo hoặc Hội đồng giáo xứ, họ đạo này là những giáo dân – công dân tiêu biểu trở thành nòng cốt trong các phong trào nhằm vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt nhiều người trong Ban hành giáo, họ đạo đã tham gia vào việc đấu tranh, ngăn chặn với những việc làm sai trái của giáo hội, giữ vững an ninh chính trị vùng giáo.

Nhận thức được vai trò, vị trí của tổ chức giáo hội cơ sở, giáo hội Công giáo đã kiên trì đưa người của họ vào nắm các cương vị chủ chốt, từ đó đưa họ ra yêu sách, khiếu kiện, thậm chí đấu tranh với chính quyền. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở chính trị vùng giáo cần phải tập trung trí tuệ cũng như kinh phí cho việc cải tạo, xây dựng giáo hội cơ sở. Cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở cần phải tuyển lựa, khéo léo đưa những giáo dân tiêu biểu, có tinh thần trách nhiệm công dân vào Hội đồng giáo xứ (hoặc nắm các chức vụ Chánh trưởng, Trùm trưởng xứ, họ đạo).

Trong hoạt động gắn đạo với đời ở một số nơi giáo dân vừa tham gia vào Hội đồng giáo xứ vừa là những người giữ chức vụ tổ trưởng (hoặc phó) tổ dân phố, thôn

trưởng (phó) hoặc xóm trưởng (phó), tham gia vào ban lãnh đạo các tổ chức đoàn thể như Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ. Như vậy, chúng ta sẽ tạo cho họ vừa có chỗ đứng, tiếng nói trong tôn giáo (đạo) lại có chỗ đứng, tiếng nói trong tổ chức chính quyền (đời) để họ có cơ hội phát huy tác dụng.

Cải toạ giáo hội cơ sở còn phải cải tạo hội Đoàn Công giáo. Như phần trên đã

trình bày, hội đoàn Công giáo có lịch sử phát triển rất phức tạp. Hội đoàn Công giáo luôn bị các thế lực xấu lợi dụng. Vì vậy, cải tạo hội đoàn Công giáo là một việc làm vừa mang tính cấp thời vừa mang tính lâu dài. Trước mắt, không để các hội đoàn mới thành lập, giữ nguyên hiện trạng các hội đoàn cũ. Cần đưa những nội dung chính trị – xã hội – văn hoá vào trong các buổi sinh hoạt của hội đoàn như: Sinh đẻ có kế hoạch; Xóa đói giảm nghèo; Giúp nhau làm kinh tế giỏi; Nuôi con Khoẻ, dạy con ngoan… Về lâu dài chỉ giữ lại một số hình thức phục vụ cho nghi lễ tôn giáo như đàn, hát, trống, kèn, các hội đoàn khác phải được giải tán. Cải tạo tiến tơí xoá bỏ hội đoàn Công giáo cần phải được làm thận trọng, từng bước, biện pháp là khéo léo, mềm dẻo, cần hết sức tránh làm thô bạo, gây phản ứng bất bình của tín đồ. Tranh thủ, thuyết phục hàng giáo phẩm nhất là linh mục chính xứ: Linh mục chính xứ có vai trò, vị trí rất to lớn trong xứ, họ đạo. Vận động, thuyết phục linh mục chính xứ để họ tham gia vào các hoạt động xã hội là hết sức cần thiết. Công tác vận động, thuyết phục cần phải làm kiên trì, khéo léo, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm công dân của linh mục. Những linh mục có hành vi chống lại chính quyền một mặt chúng ta phải đấu tranh, vạch trần, mặt khác vẫn phải kiên trì giáo dục, thuyết phục họ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay pptx (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)