Về nhận thức: Đổi mới nhận thức về tôn giáo, quán triệt chủ nghĩa Mác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay pptx (Trang 47 - 51)

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của nó; xây dựng niềm tin vào sự nghiệp "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", qua đó thể hiện được ước nguyện sống "tốt đời, đẹp đạo" của đông đảo quần chúng giáo dân ở Kon Tum hiện nay; đều có ý nghĩa quan trọng và quyết định đầu tiên là phải đổi mới nhận thức về tôn giáo, quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác tôn giáo trong mọi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên trực tiếp làm công tác tôn giáo.

Đổi mới nhận thức về tôn giáo, phải trên cơ sở khoa học của lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mà nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về bản chất của tôn giáo.

Tôn giáo là một hình thái ý thức - xã hội phản ánh một cách hoang tưởng, hư ảo hiện thực khách quan. Ăngghen đã từng chỉ rõ "bất cứ tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh vào đầu óc người ta những sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh mà trong đó những sức mạnh ở thế gian đã mang hình thức siêu thế gian"(1). Diễn tả bản chất của tôn giáo, Các Mác viết "sự nghèo nàn của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực và mặt khác là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim

(1)

của thế giới không có trái tim cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"(1).

Quan điểm trên dẫn đến thái độ nhất quán của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Khắc phục mặt tiêu cực trong các tôn giáo là yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng con người, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều đó không có nghĩa là phủ nhận, loại bỏ hoàn toàn, không biết kế thừa những giá trị nhân bản tốt đẹp của nó. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định; vì vậy muốn thay đổi nó điều có ý nghĩa quyết định là phải thay đổi tồn tại xã hội. C.Mác đã xác định: "Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân. Việc xóa bỏ nó là yêu cầu do hạnh phúc thực sự của nhân dân đề ra. Đòi hỏi nhân dân phải từ bỏ những ảo tưởng đối với hoàn cảnh của họ tức là đòi hỏi phải từ bỏ một hoàn cảnh cần phải có ảo tưởng"(2). Theo ông: "Xóa bỏ tôn giáo, vốn tính cách là xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thật sự của nhân dân". Nhiều người cho rằng C.Mác có ý định xóa bỏ tôn giáo. Nói như vậy là hoàn toàn không đúng với tinh thần của Mác. Như trên đã nói, con người sáng tạo ra tôn giáo, con người ở đây là quần chúng nhân dân, khi hoàn cảnh cần hạnh phúc hư ảo thì nhân dân sáng tạo ra hạnh phúc hư ảo, sáng tạo ra tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của mình. Việc sáng tạo ra nó là việc của nhân dân thì việc xóa bỏ nó cũng là việc của nhân dân, việc này do "hạnh phúc thật sự" của nhân dân đề ra. Như vậy khi nào nhân dân có "hạnh phúc thật sự", thì tất yếu "hạnh phúc thật sự" ấy của nhân dân sẽ đòi hỏi xóa bỏ "hạnh phúc ảo tưởng". Việc của nhân dân hãy để cho nhân dân. C.Mác cũng đã có lần nhắc lại câu của Kinh thánh: "Của Xê-da hãy trả lại cho Xê-da"(3). Việc ấy không thể do cá nhân bất kỳ ai muốn mà được, mà do "hạnh phúc thật sự" của nhân dân đề ra. Khi chưa có "hạnh phúc thật sự" thì chưa thể đòi hỏi" "xóa bỏ" "hạnh phúc ảo tưởng". Sẽ là giản đơn nếu hiểu ngược lại: Xóa bỏ tôn giáo với tính cách là "hạnh phúc ảo tưởng" thì sẽ có hạnh phúc thật sự.

C.Mác không dừng lại ở đây, không dừng lại ở việc của nhân dân, mà còn nêu việc của những người mác - xít, đó là "yêu cầu từ bỏ những ảo tưởng về tính cách của

(1)

C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập - tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.14.

(2)

C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.13.

(3)

mình cũng là yêu cầu từ bỏ cái tình cảnh đang cần có ảo tưởng" (1), từ bỏ chế độ xã hội áp bức, bóc lột.

Như vậy ta khẳng định một điều là chủ nghĩa Mác không đề ra việc thủ tiêu, xóa bỏ tôn giáo, mà chỉ đề ra việc từ bỏ nguồn gốc xã hội của tôn giáo, tức "Nhà nước ấy, xã hội ấy", chế độ xã hội áp bức bóc lột và sau đó, tiến hành xây dựng "hạnh phúc thật sự" của nhân dân. "Hạnh phúc thật sự" ở đây chính là tồn tại xã hội đã được thay đổi sẽ quyết định ý thức xã hội. Không nên duy ý chí, không nên làm ngược lại là xóa bỏ tôn giáo (với tính cách là hình thái ý thức xã hội) để có được "hạnh phúc thật sự" của nhân dân. Chúng ta khẳng định rằng khi có hạnh phúc thật sự rồi, nhân dân sẽ không cần đến "hạnh phúc ảo tưởng" nữa.

Vì vậy, đấu tranh với tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới mà niềm vui tinh thần là tôn giáo chứ không phải trực tiếp "tấn công" vào thần thánh, "truy kích" thượng đế. V.I.Lênin cũng đã từng phê phán hai khuynh hướng giải quyết vấn đề tôn giáo: Khuynh hướng tuyên truyền thuần túy và khuynh hướng tả khuynh vô chính phủ muốn đưa cuộc đấu tranh chống tôn giáo bên trên cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp, mà phải gắn liền với cuộc đấu tranh ấy với thực tiễn cụ thể của phong trào giai cấp nhằm tiêu diệt nguồn gốc xã hội của tôn giáo. V.I.Lênin cho rằng "cần phải cực kỳ thận trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các thành kiến tôn giáo. Trong cuộc đấu tranh này, ai làm tổn thưởng đến tình cảm tôn giáo thì người đó sẽ gây ra sự thiệt hại lớn lao. Cần phải lấy tuyên truyền, giáo dục mà đấu tranh. Nếu hành động một cách thô bạo chúng ta sẽ làm cho quần chúng tức giận, cách hành động như vậy càng gây thêm chia rẽ trong quần chúng về vấn đề tôn giáo mà sức mạnh của chúng ta là ở chỗ đoàn kết"(1).

ở Việt Nam có tới 6 triệu tín đồ Công giáo, riêng ở Kon Tum có 94.075 tín đồ, trong đó có 73.566 tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số. Khi tôn giáo đã trở thành một thứ yêu cầu, mạt thư nguyện vọng, nhất là từ khi quần chúng theo đạo đã trở thành cuồng tín thì họ coi đó là chân lý, là lý tưởng và họ cố giữ lấy. Vì vậy khi tình cảm tín ngưỡng bị xúc phạm và bị kích động mạnh thì nhất thời họ có thể từ bỏ tất cả, kể cả quyền lợi của Tổ quốc, của dân tộc để trở thành "những người tử vì đạo". Điều đó cho

(1)

C.Mác - Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.571.

(1)

thấy tính chất quần chúng của tôn giáo cộng với sự cuồng tín khi bị bọn phản động lợi dụng thì trở thành vấn đề vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Kinh nghiệm thực tế ở Hungari (1956), ở Tiệp Khắc (1968), ở Ba Lan (1986) bọn phản động quốc tế đều đưa vào lực lượng Thiên chúa giáo làm hậu thuẫn để tiến hành các cuộc bạo loạn phản cách mạng. ở nước ta trong lịch sử và nhất là trong thời gian của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược cũng có nhiều sự kiện chứng minh cho điều đó. (Sự kiện Bùi Chu của những năm trước Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp của Huyện Xuân Thủy tỉnh Nam Hà).

ở Kon Tum một số linh mục tổ chức kích động giáo dân khiếu kiện, tranh chấp đất đai, nhà cửa của giáo hội mà trước đây đã hiến cho chính quyền, hoặc chính quyền trưng thu sử dụng vào công ích. Có những vụ họ huy động giáo dân ra những nơi tranh chấp để cản trở các hoạt động của chính quyền và của cả nhân dân như vụ Cúc not, vụ nhà số 17 và 1.700 Nguyễn Huệ - thị xã Kon Tum, vụ xây mới nhà Nguyện Đăk Tiêng Kờ Tu - xã Đăk La - huyện Đăk Hà v.v...

Nếu chúng ta không thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tín đồ giải thích cho họ hiểu, có tình có lý (lịch sử từ cổ đến kim trên thế giới chưa có nước nào đi phá nhà thờ), mà chúng ta dùng quân đại tháo gỡ sẽ gây ấn tượng không tốt, làm vậy sẽ bị các thế lực thù địch thổi phồng lên rất bất lợi cho ta. Vậy nên khi xử lý, chúng ta phải làm tốt công tác vận động quần chúng, giải thích cho họ hiểu rõ việc làm của các chức sắc đó là sai trái với chính sách của Đảng, Nhà nước, khi đã thấu tình đạt lý mọi vấn đề thì quần chúng sẽ ủng hộ ta, tránh trường hợp để người dân tụ tập đông phản đối, thậm chí có một số tín đồ cuồng tín, ngoan đạo, sẵn sàng liều mình đấu tranh với ta.

Đối với Đảng của giai cấp công nhân và những người cộng sản, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải phân biệt rõ hai mặt: chính trị và tư tưởng, mà thực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn tồn tại trong bản thân tôn giáo để có chính sách giải quyết đúng đắn. Mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích giữa những phần tử lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động. Còn mặt tư tưởng là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không mang tính chất đối kháng, giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau hoặc không có tín

ngưỡng tôn giáo. Đấu tranh xóa bỏ mặt chính trị phản động là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đảm bảo cho sự nghiệp cách mạng thắng lợi. Giải quyết vấn đề tư tưởng là nhiệm vụ lâu dài, gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới - xã hội chủ nghĩa; không ngừng cải thiện, nâng cao dần đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho quần chúng nhân dân như lời V.I.Lênin đã từng nhắc nhở: "Đối với chúng ta, sự thống nhất của cuộc đấu tranh thực sự cách mạng đó của giai cấp bị áp bức, bóc lột để sáng tạo ra một cảnh cực lạc trên trái đất là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những người vô sản về cảnh cực lạc trên Thiên Đàng"(1).

Hồ Chí Minh là người đã lĩnh hội đầy đủ, sâu sắc thực chất quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo các quan điểm đó vào Việt Nam; đóng góp vào kho tàng lý luận Mác - Lênin nhiều nội dung mới.

Vào đầu thế kỷ XX, tiếp thu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm bắt được tình hình của Việt Nam, hơn ai hết Nguyễn ái Quốc là người biết rõ Công giáo ở Việt Nam đang bị chủ nghĩa thực dân lợi dụng làm công cụ để áp bức tinh thần đối với nhân dân ta. Nguyễn ái Quốc viết "Chủ nghĩa giáo hội" vạch trần âm mưu đó của thực dân Pháp. Thái độ của Nguyễn ái Quốc kiên quyết phản đối việc áp đặt của văn minh phương Tây, áp đặt "Trung tâm châu Âu" đối với các châu lục khác. Người khẳng định: "châu Âu... chưa phải toàn thể nhân loại"(1).

"Về tôn giáo tín ngưỡng": Người dân An Nam không có linh mục, không có tôn giáo theo cách nghĩ của châu Âu. Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội. Chúng tôi không có những người tư tế nào, những người già trong gia đình thực hiện những nghi lễ tưởng niệm. Chúng tôi không biết đến uy tín của những thầy cúng, của linh mục là gì"(2).

Với những quan điểm, ý kiến sắc nét trên, Nguyễn ái Quốc đã để lại cho chúng ta những tư liệu quý báu có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nhìn nhận quan hệ của hai nền văn minh Đông - Tây, đó còn là những "giá trị về tôn giáo học".

(1)

V.I.Lênin, toàn tập, tập XII, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1979, tr.174.

(1)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay pptx (Trang 47 - 51)