, (2) Đỗ Quang Hưng Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam) Viện Nghiên cứu tôn
2.1.2. Về hoạt động: Tập trung giải quyết tốt mấy nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, phân công và phối hợp thống nhất hành động giữa các ngành, các cấp
trong việc vận động quần chúng tín đồ Công giáo.
Cần đổi mới, chấn chỉnh lại công tác vận động quần chúng, cần có sự phân công, phân cấp rõ ràng, tránh trường hợp chồng chéo như hiện nay. ở tỉnh khi có sự việc gì xảy ra, để tham mưu cho tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh xử lý thì các ngành chức năng: Ban Tôn giáo, Mặt trận, Công an, Ban Dân vận đều có ý kiến tham gia. Song ý kiến của mỗi cơ quan khác nhau tùy theo cách hiểu của người lãnh đạo và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. Thông thường, có lúc cùng một sự việc đơn giản lại nhiều cơ quan tham gia, nhưng có lúc lại bỏ trống địa bàn, đùn đẩy công việc cho nhau. Để làm tốt việc vận động giáo dân tham gia những phong trào hành động cách mạng ở địa phương. ủy ban nhân dân tỉnh cần có một quy chế phối hợp hành động rõ ràng giữa các cơ quan liên quan với chính quyền cơ sở, phân công trách nhiệm đến từng người cụ thể và tích cực vận động giáo dân tăng cường đoàn kết xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo, giữ vững sự ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
(1)
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 24 của bộ Chính trị về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tinh hình mới", ngày 16/10/1990, tr.8.
minh. Chỉ có cách làm này mới thực sự nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đối với con người ở địa phương.
Hai là, chú ý mối quan hệ giữa vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc. Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng.
Mối quan hệ giữa vấn đề tôn giáo và vấn đề dân tộc là quan hệ đa chiều, phức tạp, nhạy cảm cần được các ngành các cấp nhận thức đúng giải quyết vấn đề tôn giáo phải trên cơ sở, nền tảng của vấn đề dân tộc. Bởi đây là cái gốc rễ của mọi căn nguyên sang đạt, còn tôn giáo chỉ là nguyên cớ. Xung đạt đó thể hiện ở việc tranh giành, lấn chiếm đất đai; đồng thời cộng thêm vào đó là sự kích động của những đối tượng chống chế độ bằng những tư tưởng ly khai, miệt thị dân tộc, quốc tế hóa vấn đề dân tộc chống phá đất nước ta, Đảng, Nhà nước cần có những chính sách điều chỉnh thích hợp, quan tâm hơn nữa đến cuộc sống của người dân, đảm bảo được khối đại đoàn kết, tránh xảy ra mâu thuẫn nội bộ, nếu có nên kịp thời giải quyết không cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng.
Nhân tố quan trọng để quần chúng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ủng hộ chế độ không gì hơn ngoài việc chăm lo cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được tạo điều kiện học tập có tri thức bước vào ngưỡng cửa của thời đại mới. Điều cần kíp hiện nay là chính quyền các cấp thực hiện tốt chương trình định canh định cư kinh tế mới, xóa đói giảm nghèo; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Biến các chủ trương, quan điểm của Đảng thành những đề án phát triển kinh tế thật cụ thể, có tính thực tiễn cao, phù hợp với tâm lý dân tộc để họ chấp nhận, tránh tình trạng dàn trải chung chung như vừa qua. Chính quyền cần tính toán kỹ khi quyết định đầu tư đến địa phương nào, đầu tư về lĩnh vực gì có thể đem lại hiệu quả. Khi tổ chức thực hiện, tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh cần có sự chỉ đạo xuyên suốt, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên, không để rơi rớt vốn vào tay một số cán bộ biến chất, tránh trường hợp "đầu voi đuôi chuột" hoặc làm giữa chừng, hậu quả này vừa gây thiệt hại về kinh tế vừa làm giảm lòng tin của quần chúng đối với chính quyền.
Đối với đồng bào ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có cuộc sống khó khăn, chính quyền càng đặc biệt lưu tâm hơn, cần ưu tiên các dự án phát triển kinh tế đầu tư vào khu vực này, nên tính đến việc trồng gò, làm gò có hiệu quả sớm nhất cho người dân - cách này vừa xóa được đói vừa giúp đồng bào cách làm ăn hiệu quả để họ tự vươn lên chính sức mình.
Ba là, đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo.
Công tác vận động quần chúng nói chung, vận động những người theo đạo Công giáo nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng. Vận động quần chúng nghĩa là đúng các biện pháp, các phương pháp các hình thức tổ chức để thu hút, tập hợp các giai tầng xã hội, các tầng lớp nhân dân tham gia những phong trào cách mạng do Đảng tổ chức lãnh đạo. Đó là một việc làm khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự năng động và có tính nghệ thuật cao trong sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng. Bởi vì đối tượng quần chúng hết sức đa dạng phong phú mang những đặc điểm riêng về tâm lý tính cách, tâm linh tôn giáo và nghề nghiệp. Do đó, công tác vận động quần chúng vừa phải đảm bảo quyền lợi của cộng đồng dân tộc, vừa phải đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích của từng đối tượng cụ thể. Nghĩa là bên cạnh việc đáp ứng được quyền lợi chung của cả dân tộc, cũng phải coi trọng đến quyền lợi riêng của từng bộ phận. Đó là thực tế khách quan của công tác vận động quần chúng.
Bộ phận quần chúng theo đạo Công giáo (hay giáo dân) là những đối tượng có tính đặc thù, họ có đặc điểm riêng so với các tầng lớp nhân dân khác. Trước hết đây là một lực lượng xã hội gắn bó hữu cơ không thể tách rời cộng đồng dân tộc. Họ có quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân với Tổ quốc. Song họ là những tín đồ của đạo Công giáo, có bổn phận của một con chiên với Chúa, với Giáo hội Công giáo. Như vậy, với bộ phận quần chúng này vừa có trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc lại vừa có trách nhiệm của một tín đồ với đạo. Đó là tính đặc thù của bộ phận nhân dân theo đạo Công giáo. ở đây, trong công tác vận động quần chúng theo đạo Công giáo, cần phải thấm nhuần một tư tưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác: "Muốn tạo ra một phong trào mạnh như
vũ bão, cần phải đưa ra cho quần chúng mà tình cảm được nuôi dưỡng chỉ bằng tôn giáo, những lợi ích thiết thân của họ dưới bộ áo tôn giáo"(1).
Chúng ta đang bước vào thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng ta đề ra. Chuyển đổi nền kinh tế kéo theo chuyển đổi về nhiều mặt của xã hội, trong đó có vấn đề tôn giáo. Như phần trên đã trình bày, từ năm 1990 đến nay Đảng ta đã có sự đổi mới cơ bản nhận thức về tôn giáo. Trên cơ sở đổi mới của Đảng, nội dung, phương thức công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum cũng phải đổi mới để thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo.
Nhằm thực hiện tốt công tác vận động quần chúng có đạo, thực hiện công cuộc đổi mới ở Kon Tum, trước hết công tác tôn giáo phải đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng có đạo. Đây là vấn đề cốt lõi nhất trong việc đổi mới nội dung, phương thức.
Đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng có đạo được thể hiện ở những nội dung sau:
- Tạo điều kiện cho quần chúng có đạo tu bổ và khi cần có thể làm mới các cơ sở thờ tự để quần chúng có đạo có nơi thực hiện nghi lễ của mình. Những cơ sở thờ tự là di tích lịch sử - văn hóa thì chính quyền trong điều kiện có thể cấp kinh phí tu bổ. những cơ sở nào bị lấn chiếm cần phải được giải tỏa để giữ gìn cảnh quan và tính tôn nghiêm. Cần tránh việc xây dựng tràn lan, huy động sức người sức của quá lớn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng tín đồ tham dự nghi lễ tôn giáo. Quần chúng có đạo đều có thể được đến cơ sở tôn giáo để tham dự nghi lễ. Chính quyền các cấp phải giữ gìn an ninh trật tự nơi các cơ sở tôn giáo. Những hành vi đầu cơ trục lợi, mượn nơi thờ tự làm kinh tế, "buôn thần, bán thánh" phải được phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh, xóa bỏ.
Đáp ứng nhu cầu tôn giáo cho quần chúng giáo dân chính là để thỏa mãn nhu cầu tâm linh cho họ. Nhu cầu này được đáp ứng, quần chúng có đạo sẽ được tiếp thêm
(1)
sức mạnh để hăng say lao động sản xuất, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Khi nhu cầu được đáp ứng, quần chúng có đạo tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Các thế lực thù địch, bọn xấu sẽ không còn khe hở kích động quần chúng chống phá chúng ta.
Nội dung thứ hai của việc đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo là: hoàn chỉnh các bộ phận lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo.
Nội dung thứ ba của việc đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo là: bồi dưỡng giáo dục nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị.
Từ những nội dung đổi mới trên đây yêu cầu đặt ra đối với công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo nói chung, quần chúng tín đồ Công giáo nói riêng ở Kon Tum là:
Tôn trọng tự do tín ngưỡng của đồng bào theo đạo Công giáo, xem đó là việc lựa chọn niềm tin của họ, chính quyền không can thiệp hoặc gây khó khăn.
- Đối với những vùng đã có tín đồ toàn tòng thì vận động nhân dân thực hiện đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhà nước quan tâm hơn nữa đến việc chăm lo phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào.
- Đối với những vùng người dân mới theo đạo thì cần tăng cường vận động thuyết phục họ bỏ đạo, trở lại với tín ngưỡng truyền thống; đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng bằng nhiều biện pháp quản lý, không cho phát triển lây lan sang các nơi khác.
- Đối với số cầm đầu có tư tưởng chống cộng thì cần kiên trì vận động thuyết phục, nếu còn ngoan cố thì kiên quyết xử lý theo pháp luật. Vận động quần chúng tín đồ không được tụ tập đọc kinh liên gia.
- Vận động quần chúng nâng cao cảnh giác cách mạng, không mắc mưu bọn phản động đội lốt tôn giáo.