Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị tỉnh để làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay pptx (Trang 74 - 79)

, (2) Đỗ Quang Hưng Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam) Viện Nghiên cứu tôn

2.2.2.Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị tỉnh để làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo

tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo

- Phố hợp chặt chẽ hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng để làm công tác vận động quần chúng giáo dân.

Làm công tác vận động quần chúng giáo dân là trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, của các tổ chức, các đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng. Tuy nhiên mỗi tổ chưc tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức mình mà có hình thức,

*

(Bộ Chính trị BCHTW Đảng (16-10-1990), Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới). Nghị quyết 24-NQ/TW tr. 5).

phương pháp tiến hành công tác vận động quần chúng giáo dân sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi và giới tình. “ Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” (Các Mác). Nghĩa là, mỗi con người chịu sự chi phối của nhiều mối quan hệ, phụ thuộc váod một, hoặc nhiều tổ chức cơ quan quản lý. Do đó nếu không có sự phối hợp giữa các tổ chức, các đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng ở địa phương để tiến hành công tác vận động đối với giáo dân ở cơ sở, chắc chắn sẽ có tình trạng trùng lặp chồng chéo, thậm chí cản trở nhau một cách không tự giác, để chất lượng hiệu quả công tác vận động quần chúng giáo dân.

Đối với vùng giáo Kom Tum hiện nay, công tác vận động quần chúng giáo dân của các cơ quan đoàn thể nhân dân chưa đủ mạnh, chưa thu hút tập hợp được nhiều quần chúng giáo dân. ở đây có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là sự phối hợp giữa các tổ chức làm công tác vận động quần chúng giáo dân chưa tắt. Để khắc phục điều này, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, mỗi tổ chức cơ sở phải nắm chắc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cở sở phải làm gì và làm như thế nào, trên cơ sở nội dung công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo đã được xác định. Ban tôn giáo tỉnh cần chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch liên tịch phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tạo sự trợ giúp, tạo tiếng nói đồng tình và cùng tổ chức thực hiện các chương trình công tác đề ra. Qúa trình thực hiện sự phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phải trên nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm vì một mục tiêu chung; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm; tránh tình trạng sự phối hợp chỉ là hình thức, triển khai nhưng không thực hiện. Sự phối hợp phải có cơ chế phối hợp, có trách nhiệm trong sự phối hợp để tạo nên hiệu quả trong phối hợp. Trong qúa trình hoạt động, các tổ chức cơ sở cần tranh thủ sự ủng hộ của gia đình, các bậc lão thành cách mạng, những cán bộ cao tuổi có uy tín ở địa phương, những già làng, trưởng bản có tâm huyết tham gia công tác vận động quần chúng.

Mỗi tổ chức cơ sở xây dựng chương trình cụ thể hoạt động của mình (hàng quý, hàng năm) để cấp ủy xem xét. Cấp ủy Đảng là cơ quan điều tiết sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức đoàn thể để làm công tác vận động quần chúng giáo dân. Dưới sự chủ trì của cấp uỷ Đảng, các cơ quan, tổ chức đoàn thể cần xem xét những việc nào cần kết hợp

vận động, những công việc nào cần tổ chức chịu trách nhiệm chủ yếu, “Xung kích”. Ví dụ:

Ban Tôn giáo là cơ quan tham mưu cho cấp ủy về công tác vận động, có trách

nhiệm thường xuyên làm trung tâm hợp đồng tổ chức các cuộc hội nghị liên ngành bàn biện pháp, giải đáp những vấn đề quần chúng đặt ra trong từng thời gian; giúp câp ủy có cơ sở vận dụng cụ thể, có kế hoạch, đề án nghiên cứu tình hình Công giáo lâu dài, dự báo tình hình hoạt động của đạo Công giáo sẽ diễn ra trên địa bàn làm cơ sở tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh chủ động giải vấn đề.

Để tiến hành có hiệu quả, ngoài việc lập ra Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh như hiện nay,Tỉnh uỷ cần có kế hoạch chỉ đạo cho Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị với công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo tại cơ sở; đồng thời thông qua hệ thống giáo dục tại các thôn làng, vận động giáo viên tham gia vào làm công tác tôn giáo vận. Bởi lực lượng này hiện nay ở cơ sở có đều khắp, họ là những người có uy tín, được quần chúng kính trọng để vận động tín đồ thực hiện tốt chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Cụ thể hơn:

Đối với thanh niên: Thanh niên là tương lai của đất nước và cũng là tương lai

của Giáo hội. Khẩu hiệu của họ nêu ra là “Thà mất mấy ngôi thánh đường còn hơn mất một tâm hồn trẻ thơ”. Đạo còn tồn tại lâu dài hay không là ở thanh thiếu niên; Giáo hội còn mất là ở phụ nữ. Hiện nay, Giáo hội rất lưu tâm nắm lấy hai lực lượng này. Do đó cấp uỷ Đảng phải hết sức chú ý các tổ chưc đó.

Thanh niên là người trực tiếp gánh vác nhiều công việc trong xã hội, cũng là tâng lớp tham gia vào các hoạt động tôn giáo. Do vậy, họ thường bị nhồi nhét giáo lý và bị ràng buộc trong đạo luật. Thanh thiếu niên chưa hiểu biết sâu về tôn giáo nên dễ bị lừa bịp, kích động. Cán bộ Đoàn, Đại nếu không hiểu tâm tư nguyện vọng, mức độ tín ngưỡng của quần chúng, cũng như không nắm vững chính sách đối tôn giáo thì công tác dân vận, giáo dục thanh thiếu niên có tín ngưỡng tôn giáo sẽ bị hạn chế, không đạt kết quả cao.

Muốn làm được điều đó, trước hết, nhà trường và xã hội phải coi trọng công tác vận động, giáo dục thanh niên có đạo – kể cả đối với giáo viên có tín ngưỡng Công giáo. Mỗi cán bộ Đoàn phải phân công cán bộ để làm tốt công tác tôn giáo vận, phối hợp với các ngành có liên quan như: Văn hóa, thể dục thể thao, câu lạc bộ thanh niên tổ chức các hoạt động phong phú, bổ ích; thông qua các phong trào hành động cách mạng ở địa phương tạo điều kiện tiếp xúc, gần gũi giữa thanh thiếu niên, qua đó chọn lọc những người tiến bộ để xây dựng lực lượng nòng cốt ở vùng giáo.

Đối với phụ nữ: Người phụ nữ dân tộc ở Kom Tum có vị trí lớn trong cộng đồng và gia đình, họ là những người có tín ngưỡng tôn giáo rất cuồng tín (hơn nam giới), họ luôn lo sợ mất đạo, sợ hoả ngục, nguyện vọng muốn khi chết được lệ Thiên Đàng. Giáo hội thường sử dụng ông, bà già, lực lượng phụ nữ ra đấu tranh đòi yêu sách với ta. Phụ nữ theo đạo Công giáo thường bị tác động, ám ảnh bởi vấn đề này, nên hay giữ cho mọi người trong gia đình không được lơ là việc đạo. Vì vậy, công tác tôn giáo vận, vận động phụ nữ phải đi sâu nghiên cứu, nắm chắc đặc điểm của họ là biết tôn trọng tự do tín ngưỡng, bảo đảm cho họ được sinh hoạt tôn giáo bình thường, để ta có thể hoà nhập với họ tốt. Quan tâm đến chị em có hoàn cảnh khó khăn, chậm tiến, số người thân có giữ chức vụ trong đạo, có người ở nước ngoài, người bị cải tạo… gần gũi thân tình, quan hệ đối xử tốt với họ. Muốn chinh phục chính trị, trước hết phải chinh phục tình cảm, phải tạo được đội ngũ cốt cán trong phụ nữ, trong nữ giáo viên, y tế, công nhân viên, thông qua các lực lượng đó để nắm bắt tình hình. Hội phụ nữ cần phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn thường xuyên hơn nữa, cần bồi dưỡng cho hội viên không phân biệt lương giáo cùng nhau giúp vốn xây dựng cuộc sống mới, xóa đói giảm nghèo, con khoẻ dạy con ngoan, hết sức chú ý giáo dục “thực hiện kế hoạch hoá gia đình”. Phải làm cho chị em thấy rằng, đông con là nguyên nhân của bao tai hoạ đến với gia đình, trước hết là phụ nữ, nghèo đói bệnh tật, thất học cũng do sinh đẻ không có kế hoạch; giáo dục cho chị em thấy rằng Chúa cũng chỉ muốn mỗi gia đình có 1 con. Hình ảnh gia đình Thanh gia là mẫu mực việc làm của Chúa về sinh đẻ có kế hoạch đối với giáo dân. Đó là ông GiuSe (bố) bà Maria (mẹ) và Giê Su là con. Đẻ chín mười con như hiện nay ở Kom Tum (nhất là phụ nữ giáo dân người dân tộc thiểu số) là có tạo với Chúa. Chỉ có bọn phản động chống lại đường lối

chính sách của Đảng và Nhà nước mới khuyên giáo dân đẻ nhiều. Nếu chị em tích cực sử dụng các biện pháp tránh thai ở mỗi gia đình, vợ chồng thống nhất đẻ 1 – 2 con chắc chắn tỷ lệ dân số ở Kom Tum sẽ giảm, đời sống văn hóa sẽ tăng, chị em phụ nữ thực sự được giải phóng. Vận động sinh đẻ có kế hoạch là vì lợi ích giáo dân. Cần tạo cho được số phụ nữ gốc giáo tham gia sinh hoạt hội nhiều hơn nữa. ở Kom Tum đã số phụ nữ dân tôi là theo đạo Công giáo, họ tham gia sinh hoạt hội rất thấp so với số người tham gia các hội đoàn tôn giáo. Hiện nay có trên 70% phụ nữ gốc giáo ở Kom Tum tham gia các hội đoàn tôn giáo. Đây là vấn đề cấp ủy Đảng cần quan tâm hơn nữa tới tổ chức cơ sở này.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh là tổ chức tập hợp quần chúng rộng rãi nhất, đoàn kết mọi giai tầng trong xã hội vì mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề đạo Công giáo, cần xử dụng triệt để vai trò của ủy ban đoàn kết Công giáo của tỉnh để làm tốt việc này.

Ngoài những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp ủy phân công, các tổ chức, các đoàn thể nhân dân có thể phối hợp một số hoạt động nhanh ở cơ sở như phong trào vì an ninh Tổ quốc, giáo dục những đối tượng chậm tiến và bình chọn các cá nhân, gia đình có nhiều thành tích trong các phong trào trên đề nghị các cấp khen thưởng, động viên con em tới trường, các hoạt động từ thiện…

Chỉ trên cơ sở tăng cường chất lượng phối hợp công tác vận động quần chúng giáo dân của các tổ chức, cơ quan đoàn thể nhân dân ở cơ sở dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng mới làm tròn nhiệm vụ công tác vận động giáo dân, động viên phát huy tinh thần tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, đoàn kết toàn dân, phấn đấu cho sự nghiệp đổi mới, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, văn hoá … ở địa phương.

- Phối hợp các hoạt động tôn giáo lành mạnh với hoạt động của Nhà nước, các đoàn thể nhân dân để làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo.

Quần chúng tín đồ Công giáo ở địa phương chịu sự ảnh hưởng rất lớn của hàng ngũ chức sắc Công giáo – cụ thể là các Linh mục, các thành viên trong ban hành giáo. Họ quản lý quần chúng giáo dân bằng những quy định của giáo lý, giáo luật và quy định

của các hội đoàn Công giáo, do đó quần chúng giáo dân ít có cơ hội tham gia các hoạt động của các đoàn thể, tổ chức của Linh mục. Vì vậy các tổ chức cơ sở ở địa phương, nhất là những người trực tiếp làm công tác tôn giáo vận cần chủ động tiếp xúc, tạo sự hiểu biết và đồng tình ủng hộ của hàng ngũ chức sắc tôn giáo – nhất là các Linh mục trẻ. Trong những nội dung và điều kiện cho phép, các tổ chức cơ sở cần tranh thủ sự phối hợp với họ để tổ chức, phát động một số nội dung hoạt động có tính tương đồng có lợi cho phong trào hành động cách mạng ở địa phương. Ví dụ như: Hoạt động từ thiện, đó là hoạt động giúp đỡ người bị khó khăn, hoạn nạn, công việc này hoàn toàn phù hợp với giáo lý đạo Công giáo: “Yêu người như mình”. Hầu như không có cơ sở tôn giáo, dòng tu nào không chăm lo hoạt động từ thiện, thậm chí nó được coi như nhiệm vụ “chuyên biệt”. Các hình thức từ thiện cũng hết sức phong phú, đa dạng như: nuôi trẻ mồ côi, mở lớp dạy nghề, ôn văn hoá miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí, xây dựng nhà tình nghĩa, lập quỹ xoá đói giảm nghèo v.v… Những ngày lễ lớn, ngày chúa giáng sinh 25-12.v.v… có thể phối hợp chặt chẽ giữa giáo hội, chính quỳen, các đoàn thể nhân dân để tổ chức, đảm bảo an ninh trật tự, tổ chức dịch vụ và các hình thức vui chơi giải trí phù hợp, tổ chức sinh hoạt văn nghệ, giao hữu bóng chuyền, bóng đá, cờ tướng, cầu lông v.v… Có như vậy mới đảm bảo cho quần chúng thực sự yên tâm lo việc tín ngưỡng, lo việc sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống của mình và đóng góp cho xã hội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay pptx (Trang 74 - 79)