III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SENSORY MARKETING TẠI VIỆT NAM
1. Cá biệt hóa sản phẩm
Theo Michael Porter - giáo sư chính thức của Đại học Kinh doanh Harvard của Mỹ, chuyên gia hàng đầu về chiến lược Marketing: Chiến lược cá biệt hóa sản phẩm là chiến lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ này có được những đặc tính độc đáo và duy nhất, được khách hàng coi trọng và đánh giá cao hơn so với sản phẩm của các hãng cạnh tranh. Giá trị gia tăng nhờ tính độc đáo của sản phẩm cho phép doanh nghiệp đặt ra mức giá cao hơn mà không sợ bị người mua tẩy chay [28].
Các doanh nghiệp thành công trong chiến lược cá biệt hóa sản phẩm thường có các thế mạnh sau:
http://svnckh.com.vn 78 • Nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) có kỹ năng và tính sáng tạo cao. • Nhóm bán hàng tích cực với khả năng truyền đạt các sức mạnh của sản phẩm tới khách hàng một cách thành công.
• Danh tiếng về chất lượng và khả năng đổi mới của doanh nghiệp.
Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng bên cạnh những lợi thế mà cá biệt hóa sản phẩm mang lại đó cũng đi kèm với những rủi ro. Đó là khả năng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước, hay chính những thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn theo đuổi chiến lược tập trung tới một mảng thị trường tương đối hẹp, ở đó, doanh nghiệp cố gắng giành lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí thấp hoặc cá biệt hóa sản phẩm khiến cho những doanh nghiệp đó có khả năng đạt được sự cá biệt hóa sản phẩm cao hơn trong mảng thị trường của họ.
Sensory Marketing là một công cụ mạnh cho các doanh nghiệp trong việc cá biệt hóa sản phẩm. Doanh nghiệp có thể cá biệt hóa sản phẩm bằng các cách:
- Tác động vào thị giác người tiêu dùng: Để làm được điều này cần có đội ngũ thiết kế giỏi, tay nghề cao
+ Thiết kế sản phẩm: Lưu ý đến bao bì và kiểu dáng sản phẩm. Đây là những hình ảnh đầu tiên đập vào mắt người tiêu dùng. Nếu sản phẩm mới gia nhập thị trường, hoặc nếu người tiêu dùng còn chưa có ấn tượng đặc biệt với sản phẩm nào thì đây là điều quan trọng nhất trong việc thuyết phục người mua mua hàng.
+ Thiết kế không gian: Không gian thiết kế cần thể hiện sự tôn trọng khách hàng, không thể qua quýt, không thể lộn xộn, bừa bãi. Thiết kế cần phải bắt mắt, thoáng đãng và khiến khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
+ Thiết kế logo: Là một hình ảnh sẽ đi theo doanh nghiệp trong một thời gian dài, việc thiết kế logo cần được bỏ nhiều công sức để nghiên cứu. Nhìn logo, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm. Logo xấu hay đẹp, giành được thiện cảm với khách hàng hay không, tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng.
+ Thiết kế quảng cáo: Thiết kế quảng cáo có thể qua nhiều phương tiện, nhưng với bất kì phương tiện nào, nguyên tắc đầu tiên cũng là ấn tượng, tất nhiên là ấn tượng có
http://svnckh.com.vn 79
thiện cảm. Cần phải trau chuốt hình ảnh, tránh gây phản cảm và đụng chạm đến những vấn đề tế nhị trong văn hóa.
- Tác động lên thính giác: Có thể sử dụng những bài hát được giới trẻ yêu thích để thu hút sự quan tâm. Một chú ý cần ghi nhớ đó là âm lượng của âm thanh, tránh tình trạng phản tác dụng do âm lượng quá to gây khó chịu cho người nghe, hoặc âm lượng quá nhỏ không thu hút được thính giả.
- Tác động lên khứu giác: Đây là nhóm công cụ có hiệu quả cao nhưng lại ít được sử dụng ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nên tích cực sử dụng loại công cụ này, đồng thời cũng cần táo bạo trong việc sử dụng các mùi hương mới.
- Tác động lên xúc giác và vị giác: Đây là nhóm công cụ chủ yếu tác động lên sản phẩm. Doanh nghiệp quan tâm đến chất lượng sản phẩm của mình cũng là đã thành công trong việc áp dụng các công cụ này.
Tóm lại, có nhiều cách để cá biệt hóa sản phẩm bằng phương pháp Sensory Marketing, tuy nhiên khi sử dụng, các doanh nghiệp luôn phải nhớ đặt khách hàng làm trung tâm, nâng niu các giác quan và cảm xúc của khách hàng. Có như vậy, chiến lược mới đạt thành công.