Đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của toàn TCT

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam : Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 48)

Bảng 1.10: Các vùng sản xuất rau, quả truyền thống chủ yếu trong nước.

1.3.2.1. Đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của toàn TCT

TCT rau quả nông sản Việt Nam là một tổng công ty Nhà nước bao gồm các nhàm máy, các dơn vị sản xuất nguyên liệu chuyên canh, trải rộng khắp các địa phương tỉnh thành trong cả nước, bao gồm nhiều sản phẩm nông nghiệp (rau, quả , củ, hạt tiêu, hạt điều, sắn, lạc, đậu tương, đậu xanh. . . sản phẩm rau quả mang tính chất thời vụ (chẳng hạn dứa quả, thời vụ thu hoạch hàng năm từ tháng 10 đến tháng 12 và tháng 4 đến tháng 6 ) ngoài thời vụ dứa ra thì nhà máy chuyên sản xuất sử dụng nguyên liệu dứa quả một năm còn từ 150 đến 170 ngày dừng sản xuất vì không có nguyên liệu, vì vậy việc phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của nhà máy cũng như của toàn TCT luôn được đặt ra trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư và sản xuất. Chẳng hạn đối với nhà máy sản xuất dứa, trong thời vụ dứa thì sản xuất dứa đóng hộp và nước dứa cô đặc, ngoài thời vụ chính của nguyên liệu dứa nhà máy chuyển sang sản xuất nước giải khát (sử dụng sản phẩm nước dứa cô đặc để làm nguyên liệu sản xuất nước giải khát đóng hộp). Việc tận dụng sản phẩm của thời vụ chính (nước dứa cô đặc) không phải nhà máy nào cũng có thể thực hiện được như nhà máy chế biến nước dứa cô đặc Đồng Giao (vì nhà máy chế biến nước dứa cô đặc Đồng Giao được đầu tư dây chuyền chế biến giá trị nhiều triệu USD mà các nhà máy khác chưa có điều kiện đầu tư). Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện cụ thể mà các nhà máy tổ chức sản xuất các sản phẩm phù hợp với khả năng của mình ( nhà máy chế biến vải thiều lạnh đông Lục Ngạn- Bắc Giang ngoài thời vụ vải hàng năm từ tháng 5 đến tháng 7 nhà máy tổ chức trồng và thu mua ngô bao tử, ngô ngọt dưa chuột đậu côve….Những nguyên liệu nêu trên sẽ đảm bảo cho nhà máy hoạt động đủ 12 tháng/ năm , đảm bảo thu nhập cho công nhân , khấu hao thiết bị, bảo dưỡng thiết bị… Nhà máy tinh bột sắn Bá Thước- Thanh Hoá ngoài thời vụ sắn từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thì chuyển sang tổ chức trồng và thu mua ớt quả, rau cơm xôi làm những sản phẩm ớt muối, ớt sấy, rau muối phục vụ xuất khẩu đảm bảo thu nhập cho công nhân , khấu hao thiết bị…..

Việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến còn có tác động rất tích cực tới hoạt động xuất khẩu của TCT. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào công nghiệp chế biến thì hoạt động xuất khẩu những mặt hàng rau quả chế biến ngày càng

trở nên sôi động. Trước đây (trước năm 1991) rau quả của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Liên Xô cũ và một số nước (chiếm 98% sản lượng xuất khẩu). Nhưng những năm gần đây, mặt hàng rau quả chế biến của nước ta đã xuất hiện ở gần 50 nước , cơ cấu thị trường hầu như không có sự thay đổi lớn và Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, chiếm 44,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên thời gian qua việc xuất khẩu sang Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất là từ 140 triệu USD năm 2001 xuống còn 80 triệu USD năm 2004. Do đó làm giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu chung toàn quốc mặc dù xuất khẩu sang các nước khác như Pháp, Hàn Quốc. Nga, Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan… được đẩy mạnh và tăng cao từ 40-57%. Sản lượng rau quả chế biến chiếm tỷ trọng rất lớn trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam : Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w