Bảng 1.8: Thu nhập bình quân của người lao động của TCT.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam : Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2004 2005 2006

TCT 1,035 1,170 1,4

Công ty nhà nước 0,935 0,920 1,23 Công ty cổ phần 1,458 1,420 1,94 Công ty liên doanh 1,52 1,50 1,63

( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )

Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của TCT và các công ty trực thuộc nhìn chung ngày càng có xu hướng tăng. Duy chỉ có

năm 2005 thu nhập bình quân đầu nguời của các công ty trực thuộc TCT có giảm chút ít so với năm 2004 nhưng trong TCT thì thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng. Đến năm 2006, thu nhập bình quân đầu người của toàn TCT và của các công ty trực thuộc TCT tăng mạnh ( thu nhập bình quân đầu người của TCT là 1,4 triệu đồng, của công ty nhà nước là 1,23 triệu đồng, của công ty cổ phần là 1,94 triệu đồng, của công ty liên doanh là 1,63 triệu đồng).

Mười lăm năm qua, song song với hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với nhiều biện pháp khác, công tác tổ chức cán bộ đã kịp thời chuyển hướng tổ chức lại các đơn vị, giảm đầu mối, giảm mạnh bộ máy quản lý gián tiếp, gấp rút đào tạo cán bộ, kiện toàn và đổi mới hầu hết đội ngũ lãnh đạo các đơn vị, tổ chức lại lực lượng lao động, góp phần ổn định và đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT từng bước phát triển.

Tuy nhiên, chúng ta còn khuyết điểm là chưa làm tốt công tác quy hoạch đào tạo cán bộ. Vì vậy, nhiều nơi chúng ta còn bị động, lúng túng do thiếu nguồn khi phải bổ sung, thay thế, có trường hợp phải bổ nhiệm khi cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn.

1.2.7.5. Đầu tư vào hoạt động xúc tiến thương mại.

Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường vì trong cơ chế thị trường chỉ có như vậy mới hy vọng tồn tại và phát triển được. Thật vậy, một doanh nghiệp có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình để sản xuất ra thật nhiều sản phẩm, để làm ra những sản phẩm cực kỳ hoàn mĩ với chất lượng cao là chắc chắn sẽ thu được nhiều tiền từ người tiêu dùng. Điều đó trên thực tế chẳng có gì là đảm bảo bởi vì đằng sau phương châm hành động còn ẩn náu hai trở ngại lớn, hai câu hỏi lớn mà nếu không giải đáp được nó thì mọi cố gắng của doanh nghiệp cũng chỉ là con số không.

Một là, liệu thị trường có cần hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra hay không. Hai là, liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền để mua hay không.

TCT Rau quả và nông sản Việt Nam cũng như bất kỳ các TCT và các doanh nghiệp khác hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Kết quả sản xuất kinh doanh của TCT

phụ thuộc rất lớn vào hoạt động đầu tư xúc tiến thương mại. Hàng năm TCT dành số vốn tương đối lớn vào hoạt động đầu tư xúc tiến thương mại. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam : Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w